Chụp ảnh không cười dường như đã trở thành phong cách chụp ảnh quen thuộc của mọi người ở thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Hồi đó, chụp ảnh chân dung người chụp cũng làm bộ mặt nghiêm nghị. Thậm chí cả ảnh đám cưới cũng thế, không ai cười.
Nhiều giả thuyết đã được đặt ra để giải thích cho việc này.
Một là những công nghệ cũ thường rất khó khăn trong việc bắt được nụ cười. Thời gian phơi sáng để chụp một bức ảnh quá dài - thời gian máy ảnh cần để đủ lượng ánh sáng vào film khi chụp ảnh - điều đó rất quan trọng. Vì vậy các chủ thể của một bức ảnh phải đứng yên bất động trong thời gian phơi sáng, như vậy thì hình ảnh sẽ nhìn không bị mờ, bóng ma.
Hai là nhiếp ảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi Hội họa - có nghĩa là không cười.
Nhiếp ảnh những ngày đầu đã bị ảnh hưởng khá nhiều từ các bức vẽ chân dung truyền thống. Một bức ảnh chân dung là một biểu cảm đóng băng của một người, không phải là khoảnh khắc tại một thời điểm. Ngay cả các người mẫu cũng nghĩ như vậy.
Một lý do nữa là bức ảnh thời gian đầu được xem như là một cách để lưu giữ sự bất tử.
Đối với những người ngày xưa, bức ảnh là cho riêng cá nhân họ, không chia sẻ cho ai xem. Những người này chụp ảnh dùng để lưu giữ lại vĩnh viễn những gì mà họ muốn giữ, như khi có người thân đã mất, sau khi trang điểm cho người quá cố, họ mới chụp hình chân dung lại để lưu giữ mãi về sau này.
Lý do thứ tư giải thích cho việc vì sao mọi người luôn chau mày là một trong những lý do hấp dẫn nhất, mặc dù nó cũng rất khó để chứng minh được điều đó. Có thể nhiều người trong những năm 1900 chỉ nghĩ đơn giản là mỉm cười chỉ dành cho những kẻ ngốc.
Nicholas Jeeves đã làm một cuộc khảo sát về nụ cười mỉm trong các tranh chân dung cho Public Domain Review và đi đến kết luận rằng có một lịch sử hàng thế kỷ dài mọi người xem mỉm cười như một cái gì đó chỉ những thằng hề mới làm.
HH (SHTT)