Độ sâu trung bình của toàn bộ đại dương là khoảng 3.500m. Và điểm sâu nhất dưới đáy đại dương có tên gọi là “Điểm thách thức” (Challenger Deep) nằm trong rãnh Mariana ở phía tây Thái Bình Dương, nơi có độ sâu lên đến hơn 11.000m.
Các nhà khoa học phân loại độ sâu của biển thành 4 cấp độ: Từ mặt biển đến độ sâu 0,2km được gọi là vùng "cận duyên” (littoral zone). Từ độ sâu 0,2-3km được gọi là vùng “sâu” (bathyal zone). Từ độ sâu 3-6km được gọi là vùng "thẳm" (abyssal zone). Nếu có độ sâu vượt quá cả vùng“thẳm” thì nơi đây sẽ có tên là vùng hadal.
Vùng hadal chủ yếu bao gồm các rãnh sâu do các mảng kiến tạo bị chèn lấn và sụt xuống, tạo thành những nơi rộng lớn có độ sâu lên đến hơn 11.000m. Ở đây vẫn có động vật sinh sống và phát triển mạnh, nhưng phần lớn chúng đều bị mù vì môi trường sống của chúng gần như không tồn tại ánh sáng.
Tuy nhiên, làm thế nào các nhà khoa học có thể đo được độ sâu của biển? Câu trả lời là dựa vào phương pháp phân tích âm thanh phát nổ của bom.
Cụ thể, các nhà khoa học sẽ lái tàu đến một vùng biển sâu, sau đó họ sẽ ném một khối thuốc nổ TNT nặng nửa cân xuống biển và đồng thời kích nổ. Âm thanh dội lại của quả bom sẽ được ghi nhận và phân tích để tính toán độ sâu của đáy biển.
Phương pháp này đã được sử dụng để thăm dò độ sâu của nhiều rãnh kiến tạo khác nhau. Tuy nhiên, độ sâu của vùng hadal ở rãnh Mariana vẫn còn là một điều bí ẩn. Các nhà khoa học chỉ có thể ước tính rãnh này có độ sâu vượt quá 11.000m.
Trên thế giới, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra 4 rãnh kiến tạo khác sâu hơn 10.000m, bao gồm Tonga, Kuril-Kamchatka, Philippine, và Kermadec.
TH (Nguoiduatin.vn)