Động vật có nằm mơ không?

09/07/2021 08:00:12

“Con người biết nằm mơ, còn động vật có biết nằm mơ không? Đây là câu hỏi rất thú vị nhưng nhiều người lại không biết câu trả lời chính xác.

Theo Giáo sư Tâm lý học Stanley Coren của trường đại học British Columbia, loài chó cũng trải qua các giai đoạn ngủ tương tự như con người chúng ta.

Sau khi ngủ được 20 phút, chú chó sẽ bước vào một giai đoạn gọi là REM (chuyển động mắt nhanh), đây là thời điểm dễ nằm mơ nhất. Stanley cho biết các con chó nhỏ mơ khá thường xuyên và nhanh, còn chó lớn thì mơ lâu hơn. Các loài cá và côn trùng không có giai đoạn REM, còn chim và động vật có vú thì lại có. Động vật bò sát cũng có thể nằm mơ và một số nhà khoa học còn tranh cãi rằng chúng ta nằm mơ là nhờ vào những gì còn sót lại của não trong.

Người ta ghi nhận trẻ em (và những con nhỏ) nằm mơ thường xuyên hơn và mục đích của việc nằm mơ vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta cho rằng có thể sự kích thích giác quan trong cơ thể đã giúp hình thành những liên kết mới trong hệ thần kinh của chúng ta. Còn đối với các cơ thể trưởng thành, lý thuyết thuyết phục nhất được đưa ra đó là các giấc mơ kích thích những vùng của bộ não có liên quan đến trí nhớ. Ví dụ như loại chim sẻ thường hót lại những giai điệu của nó trong mơ, còn chuột trong phòng thì nghiệm thì có thể hồi tưởng lại những sơ đồ ma trận mà nó đã chạy qua.

Động vật có nằm mơ không?

Năm 1959, Michel Jouvet, nhà thần kinh học người Pháp, và cộng sự đã sửa đổi bộ não mèo để vô hiệu hóa cơ chế ngăn cản chuyển động trong giai đoạn ngủ REM. Những con mèo sau đó ngẩng cao đầu trong khi ngủ, cho thấy chúng đang quan sát các đối tượng trong giấc mơ. Chúng cũng cong lưng, cử động giống như đang bám theo con mồi và chiến đấu. Tất cả các hành vi này chứng tỏ, con mèo trông thấy hình ảnh trong giai đoạn ngủ REM.

Nhóm các nhà khoa học khác cũng tiến hành cuộc nghiên cứu sâu hơn và đã phát hiện ra, khi động vật ngủ, đại não có thể phát sóng điện từ giống như não người khi nằm mơ, do vậy động vật cũng có thể nằm mơ. Họ sử dụng “”máy điện não đồ”” để kiểm tra động vật, phát hiện ra rằng có động vật nằm mơ nhiều, thời gian dài, có động vật lại nằm mơ ít, thời gian ngắn hơn. Ví dụ, sóc và dơi thường nằm mơ, còn loài chim lại nằm mơ tương đối ít, động vật bò sát hầu như không nằm mơ. Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể liên quan đến việc chúng bất cứ lúc nào cũng phải giữ cảnh giác đối với kẻ thù của tự nhiên để có thể kịp thời chạy thoát.

TH (Nguoiduatin.vn)

Nổi bật