Việc xuất hiện, rao bán sớm iPhone 8 trước cả khi Apple cho trình làng sản phẩm khiến Trung Quốc bị mang tiếng xấu.
Apple vừa có thông báo chính thức về việc sẽ trình làng 3 mẫu smartphone mới của hãng trong ngày 12/9 tới đây.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã lộ diện hình ảnh thực của iPhone 8, iPhone 7s Plus, cùng với nhiều linh kiện của máy như mặt khung máy iPhone 8, mạch điện tử, linh kiện tiếp nhận cổng kết nối.
Trong các hình ảnh rò rỉ, hình ảnh được cho là chân dung iPhone 8 được nhiều người chú ý nhất.
Hình ảnh được cho là chân dung iPhone 8 (trái) và iPhone 7 Plus rò rỉ trên Weibo |
Hình ảnh được cho là chân dung iPhone 8 rò rỉ trên Weibo |
Hình ảnh linh kiện iPhone 8 rò rỉ trên Weibo |
Đúng như các đồn đoán suốt thời gian qua, model này có phần màn hình cong, tràn rộng ra cách cạnh máy, hoàn toàn không còn thấy xuất hiện nút Home vật lý. Màn hình gần như không có chi tiết nào ngoài một chỗ để chừa cho cụm loa thoại, camera và cảm biến.
IPhone 8 trông có dáng vẻ thon dài, có bề ngang gọn hơn khi đặt cạnh iPhone 7 Plus được rò rỉ. Đây đúng là xu hướng mà nhà Táo hướng tới cho phiên bản mừng sinh nhật 10 năm, dài hơn iPhone 7 và hẹp hơn iPhone 7 Plus, có kích thước máy là 156 x 74.
Đã bán iPhone 8 ở Trung Quốc
Nhiều người tiêu dùng còn sửng sốt hơn khi thấy các mẫu điện thoại được gọi là iPhone 8 đã rao bán nhan nhản trên mạng xã hội Trung Quốc, với đủ các loại màu sắc sặc sỡ và có giá thành siêu "hạt dẻ", chỉ 170 USD/1 chiếc (khoảng 3,8 triệu đồng).
iPhone 8 chưa ra mắt, bản mạo danh đã rao bán ngập tràn trên mạng xã hội Trung Quốc |
Tại nhiều khu chợ đen cũng bày bán la liệt những chiếc smartphone mang tên iPhone 8 có màu sặc đỏ rực rỡ. Trên hộp điện thoại và mặt lưng của máy có tên iPhone và logo quả táo cắn dở.
Những chiếc iPhone 8 hàng giả mua từ chợ đen Trung Quốc |
Tự làm xấu mình
Nhiều tín đồ công nghệ thắc mắc vì sao Apple không lên tiếng hay kiện cáo việc thương hiệu, sản phẩm bị xâm phạm, làm giả ở Trung Quốc. Nhưng có lẽ, nhà Táo chẳng cần chứng minh, người tiêu dùng cũng tự biết.
Dù hình ảnh sản phẩm được rò rỉ giống với các đồn đoán về iPhone 8 như thế nào thì nó cũng không phải là iPhone 8 thực sự, khi không phải hình ảnh và sản phẩm iPhone do chính Apple giới thiệu.
Dù chưa đến ngày Táo khuyết cho trình làng sản phẩm mới, nhưng trên Weibo, trong thị trường tỷ dân đã đem bán chiếc điện thoại này. Vậy thì đó chắc chắn là những sản phẩm nhái, fake, giả mạo thương hiệu, được dựng lên theo những thông tin được tiết lộ.
Chưa kể, khi cầm vào iPhone 8 hàng giả, tuy có tên gọi là iPhone nhưng lại chạy hệ điều hành Android. Máy có trọng lượng nhẹ, có bề ngoài thô xấu, cảm ứng kém nhạy, tốc độ xử lý chậm...
Apple hoàn toàn không cần lên tiếng phân bua, thì việc phân biệt đâu là hàng nhái đâu là hàng chính hãng vẫn rất dễ dàng. Và dù nhà Táo có phân minh có lẽ cũng không thể đảm bảo được rằng hàng mạo danh iPhone không xuất hiện tại Trung Quốc nữa.
Điều đáng nói là vì sao nhiều cơ sở sản xuất hàng giả ở Trung Quốc dù dễ dàng bị người tiêu dùng phát hiện sản phẩm chỉ là hàng bắt chước nhưng vẫn làm, vẫn muốn cho lộ iPhone 8 mạo danh trước khi máy chính hãng được ra đời.
Điều này chẳng phải là tự bêu xấu mình, tự biến mảnh đất tỷ dân trở thành nơi tai tiếng trong việc làm giả, làm nhái, học lỏm.
Theo Tường Vi (Đất Việt)