Theo đó, đại diện nhóm này cho biết, họ bị cáo buộc là thủ phạm. 1937 CN nhấn mạnh, việc "luôn đổ lỗi cho Trung Quốc về các cuộc tấn công tại các nước khác là vô lý và phản khoa học".
Đồng thời, trong bài viết này, nhóm này vẫn một mực khẳng định quan điểm của họ về chủ quyền các vùng biển.
1937CN khẳng định không liên quan đến việc hack trang Vietnam Airlines. |
Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam cho hay, Cục An ninh mạng (Bộ Công an) đã vào cuộc điều tra sự cố trang web Vietnam Airlines và quầy làm thủ tục hàng không tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài bị tin tặc tấn công.
Cục Hàng không Việt Nam và Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia đã chỉ đạo Cảng vụ hàng không miền Bắc và Cảng vụ hàng không miền Nam cùng các đơn vị liên quan phối hợp với Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85) và Cục An ninh mạng (A68) - Bộ Công an phối hợp xử lý.
Trao đổi với Zing.vn, thiếu tướng Đoàn Duy Khương - Giám đốc Công an Hà Nội, cho biết các đơn vị chức năng của Công an Hà Nội đã xác minh đây là sự cố tin học. Lực lượng chức năng đã vào cuộc điều tra làm rõ.
1937CN là nhóm hacker mạnh và nổi tiếng nhất Trung Quốc, hiện chưa rõ danh tính các thành viên. Nhóm này từng xung đột với giới hacker Việt Nam từ 2013, xâm nhập vào trang web Thế Giới Di Động và tên miền Facebook Việt Nam.
Hàng không Việt Nam biết khả năng bị tấn công trước 2 ngày Sáng 30/7, một nguồn tin có trách nhiệm của Báo Người Lao Động cho biết hàng không Việt Nam đã chủ động đánh sập một số hệ thống điều hành liên quan đến an toàn bay để không bị hacker (tin tặc) tấn công. Nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết từ 2 ngày trước khi xảy ra sự cố thông tin tại các sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài vào chiều ngày 29/7, hàng không Việt Nam đã nhận diện được dấu hiệu bị tấn công mạng, thể hiện ở một số hệ thống hoạt động chập chờn, không ổn định… Do đó, hãng hàng không Vietnam Airlines đã lên ngay kế hoạch đề phòng, trước hết tự đóng cửa một số hệ thống phần mềm liên quan đến điều hành bay để không bị tấn công. Riêng phần mềm bán vé máy bay là chương trình mua của nhà cung cấp, máy chủ đặt tại Mỹ nên nhóm hacker 1937CN không can thiệp được. Song website của hãng vẫn cho hoạt động nên bị tấn công. Vietnam Airlines khẳng định tất cả các giao dịch trực tuyến khách hàng đã thực hiện để thanh toán vé máy bay không bị ảnh hưởng. Các thông tin cá nhân bị lộ của 400.000 khách hàng chủ yếu là thông tin tên tuổi, điện thoại, đơn vị công tác… Đề phòng khả năng tiếp tục bị tấn công, ngành hàng không vẫn đang tiếp tục có các biện pháp kiểm soát phòng ngừa song song với quá trình khắc phục sự cố. Nguồn tin cũng cho biết nhóm hacker vừa qua tấn công vào bề nổi, tức là hệ thống thông tin của cảng hàng không, biểu hiện là màn hình, phát thanh ở sân bay, gây hoang mang cho hành khách và dư luận. Mọi hoạt động hàng không bị chậm lại do phải chuyển sang hệ thống dự phòng, chủ yếu làm thủ công nhưng an toàn bay vẫn được đảm bảo tuyệt đối. Theo T.Hà/Nld.com.vn |
Theo Lê Phát (Zing.vn)