Smartphone màn hình 3D có thể uốn cong

09/05/2016 10:08:00

Mẫu smartphone đặc biệt này xuất hiện lần đầu tiên tại hội nghị Computing Machinery's Conference on Human Factors in Computing Systems (ACMCHI). Sự kiện nói về yếu tố con người trong công nghệ máy tính này đang diễn ra tại San Jose, California.

Mẫu smartphone đặc biệt này xuất hiện lần đầu tiên tại hội nghị Computing Machinery's Conference on Human Factors in Computing Systems (ACMCHI). Sự kiện nói về yếu tố con người trong công nghệ máy tính này đang diễn ra tại San Jose, California.

Theo Neowin, phòng thí nghiệm Human Media Lab thuộc ĐH. Queen, Canada vừa hé lộ hình ảnh về mẫu smartphone đầu tiên có thể uốn cong và tạo hình ảnh nổi ba chiều (holographic). Thiết bị này có tên HoloFlex, một cách gọi pha trộn giữa hai từ "holographic" và "flexible", nghĩa là hình ảnh nổi và khả năng uống dẻo.

HoloFlex tận dụng hiệu ứng thị sai và hình ảnh nổi để trình chiếu nội dung 3D rất ấn tượng mà không cần tới các thiết bị phụ trợ đi kèm.

Máy cũng sở hữu một cảm biến đặc biệt có khả năng di chuyển vật thể theo trục Z. Nói cách khác, cảm biến này có thể tự động điều chỉnh vật thể hướng về phía người dùng hoặc tách xa khi điện thoại bị bẻ cong. Thậm chí, người dùng có thể di chuyển hình ảnh dọc, ngang tùy ý bằng cách vuốt trên màn hình.

Theo Human Media Lab, HoloFlex được trang bị màn hình cảm ứng FOLED (Flexible Organic Light Emitting Diode), một dạng màn hình sử dụng các đi-ốt phát quang hữu cơ có thể uốn dẻo. Màn hình này có chiều rộng 12 pixel, độ phân giải Full HD (1920 x 1080 pixel) và hơn 16.000 lớp kính fisheye có nhiệm vụ tạo hình ảnh nổi ba chiều.

Hình ảnh nổi ba chiều được chiếu từ điện thoại có độ phân giải khoảng 160 x 104 pixel, đồng thời có thể nhìn được từ mọi hướng.

Bên trong, HoloFlex được trang bị một cấu hình khá ấn tượng với chip Snapdragon 820, RAM 2 GB, chip đồ họa Adreno 430 và cài sẵn Android 5.1 Lollipop. Human Media Lab không cho biết họ đã làm cách nào để uốn cong được tất cả các linh kiện bên trong thiết bị.

Video demo về HoloFlex

Theo giáo sư Roel Vertegaal, thuộc chương trình tương tác người-máy tính (HCI) của ĐH. Queen, công nghệ này có thể mở ra một phương pháp mới trong quá trình giao tiếp của con người.

"Bằng cách sử dụng máy chiếu có chiều sâu, người dùng có thể tạo ra các cuộc trò chuyện video holographic với một người khác. Khi uốn cong điện thoại, đối tượng trò chuyện có thể xuất hiện ngay trên màn hình điện thoại và thậm chí nhìn được từ mọi góc độ", Vertegaal cho biết thêm.

Được biết, dự án nghiên cứu này được hỗ trợ bởi công ty Immersion Canada và Ủy ban nghiên cứu kỹ thuật và khoa học tự nhiên Canada (NSERC).

Như vậy, chúng ta chỉ còn chờ thời điểm thiết bị được giới thiệu tại hội nghị ACMCHI để biết thêm chi tiết về HoloFlex.

Theo Tiến Thanh (VnReview.vn)