Facebook hợp tác với 8 công ty truyền thông sẽ kiểm chứng các bài báo gây tranh cãi trước cuộc bầu cử tại Pháp sắp diễn ra.
Theo báo Pháp Le Monde, hệ thống lọc tin tức giả mạo hoạt động như sau: Nếu một bài báo bị người dung báo cáo là không chính xác, nó sẽ bị gửi đến một cổng điện tử mà tất cả 8 công ty truyền thông có quyền truy cập. Nếu ít nhất 2 công ty truyền thông xác nhận bài báo là sai (kèm các link dẫn chứng cho khẳng định của họ) thì nội dung sẽ bị đánh giá là "gây tranh cãi" trên News Feed của Facebook, và người dùng sẽ thấy một cảnh báo trước khi họ chia sẻ nó. Quảng cáo cho bài báo cũng sẽ bị chặn.
Nhóm 8 công ty truyền thông Pháp bao gồm Le Monde, AFP, BFM-TV, Franceinfo, France Médias Monde, L'Express, Libération và 20 Minutes. Facebook cũng tuyên bố sẽ ủng hộ CrossCheck – một sáng kiến cho phép người dùng đệ trình các câu hỏi và thu thập thông tin từ 16 đối tác truyền thông của Pháp.
Một số hãng truyền thông Pháp đã triển khai sáng kiến chống tin tức giả mạo riêng. Nhe Lemode có bộ cơ sở dữ liệu tổng hợp về hơn 600 website bị cho là không đáng tin cậy và tờ Libération đang xây dựng cơ sở dữ liệu về các bài báo không đúng sự thật.
Theo Le Monde, các công ty truyền thông Pháp đã khá do dự khi họp tác với Facebook, quan ngại chương trình này sẽ đặt gánh nặng quá lớn cho nhóm kiểm chứng thông tin của họ. Nhưng Le Monde và 7 công ty khác đã đặt bút ký bởi vì Facebook cho biết thuật toán của họ có thể hạn chế những bài báo bị gắn thẻ là bài báo sai sự thật.
Cả Facebook và Google đối mặt với chỉ trích rộng rãi vì cho phép tin tức giả mạo lan truyền trong suốt cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không ngần ngại gọi các hãng truyền thông chính thống như CNN, New York Times là tin tức giả mạo. Gần đây, ông tuyên bố tất cả những cuộc thăm dò dư luận do các hãng truyền thông thực hiện đều là tin tức giả mạo.
Theo Minh Hương (Vnreview.vn)