Hiện chỉ khoảng 5% thiết bị đầu cuối tại Việt Nam hỗ trợ 4G. |
Yếu tố thứ hai là cơ quan quản lý vẫn chưa chính thức cấp phép và khi được cấp phép thì các nhà cung cấp cũng sẽ không kịp triển khai trên diện rộng năm tới. Trước đó, tại hội thảo "Việt Nam tiến lên 4G như thế nào?" hồi tháng 10, Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, cũng cho rằng, đến hiện cơ quan quản lý mới xem xét việc cấp phép triển khai 4G là chậm so với quốc gia khác. "Lẽ ra việc cấp phép phải được thực hiện sớm hơn để các bên có thời gian chuẩn bị. Cơ quan quản lý nhà nước nên trung lập, không nên can thiệp vào công nghệ. Nếu không thì Việt Nam cứ đi chạy theo sau các nước khác trên thế giới", ông Trực cho hay.
Thống kê của Qualcom cho thấy, hiện đã có tới 422 mạng di động ở 143 nước trên thế giới triển khai kết nối 4G LTE. Ngoài ra, cũng đã có 670 mạng ở 181 quốc gia đầu tư cho công nghệ 4G, trong đó có Viettel, VNPT của Việt Nam. Có thể thấy, sự phát triển của 4G LTE đã vượt xa dự báo trước đây, thậm chí đã có một số nước chuyển sang giai đoạn 4.5G, hay còn gọi là 4G+ hoặc 4G Advanced và có những bước đi đầu tiên chuẩn bị cho mạng 5G. Trên toàn cầu có khoảng 810 mẫu smartphone đang hỗ trợ 4G.
4G là công nghệ truyền dữ liệu di động thế hệ thứ tư, cho phép đưa tốc độ truyền tối đa lên tới 1-1,5 Gigabit mỗi giây, gấp vài trăm lần so với tốc độ vài chục megabit của mạng 3G. Các nhà mạng công bố triển khai thử nghiệm 4G trong bối cảnh dịch vụ dữ liệu di động tại Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây về số lượng thuê bao, song lại không được đánh giá cao về tốc độ đường truyền.