Thời đi học ai trong mỗi người chúng ta cũng không ít nhất một lần từng tham gia các hoạt động của lớp, của trường tổ chức. Và cũng chính từ những cuộc thi đó mà không ít những tài năng, năng khiếu của các bạn học sinh đã được phát hiện, từ đó trở thành nguồn động lực to lớn giúp nhiều bạn trẻ thoả sức sáng tạo, hơn hết là những gương mặt nổi bật được biết đến.
Trong những năm qua, cho học sinh sáng tạo tái trang phục từ vật liệu tái chế đã không còn quá xa lạ trong những cuộc thi trong trường học. Điển hình như mới đây, một trang phục tái chế được đăng tải trên một diễn đàn học sinh được mọi người quan tâm. Bởi không chỉ dừng lại ở việc ấn tượng với bộ đồ tái chế mà còn phải lòng với "nàng mẫu".
Bài viết với dòng trạng thái "Cô Tấm phiên bản Tái Chế Túi Nilon" nhanh chóng thu về hàng chục ngàn lượt tương tác của người dùng chỉ sau ít giờ đăng tải. Ngoài ra, “người mẫu” trình diễn thời trang nhờ ngoại hình xinh đẹp cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng.
"Cô Tấm" phiên bản tái chế trang phục là Nguyễn Thị Ngọc Trâm, sinh viên năm nhất Khoa Kinh tế Đại học Mở (Hà Nội). Khi trường mở cuộc thi thiết kế, làm đồ tái chế cô bạn đã tham gia và tự mình làm nên hai bộ trang phục từ những vật dụng, quần áo cũ tại nhà.
"Mình đã làm hai bộ trang phục, đặt tên cho nó là Cô Tấm phiên bản Tái chế túi Nylon. Bộ trang phục được làm từ quần áo cũ, rơm rạ và túi nilon chuyên để che rau" - Ngọc Trâm cho biết.
Bộ trang phục được Trâm thực hiện với mong muốn gửi đến mọi người thông điệp túi nylon không chỉ để vứt đi mà nó còn có thể sử dụng để tạo nên một bộ đồ đẹp và thoả sức sáng tạo dù không thể sử dụng được trong thực tế.
Với cách làm đơn giản cùng sự kết hợp màu sắc đã tạo nên một bộ trang phục ấn tượng. Bộ váy chỉ đơn giản từ những vật liệu phế phẩm, qua bàn tay của các bạn học sinh lại trở nên sáng tạo vô cùng! Dưới bài viết được đăng tải đã có rất nhiều lời khen có cánh gửi đến nhân vật chính.
- "Người đẹp không phải vì lụa, mặc gì cũng đẹp nha"
- "Cô Tấm này xinh quá còn bảo vệ môi trường nữa, tôi bảo vệ cô Tấm".
- "Nhìn váy tái chế lại muốn quay lại thời học sinh. Ngày xưa cũng toàn rủ nhau làm váy vóc mỗi dịp có văn nghệ".
Theo Anh Hê (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)