Hà và Minh là một cặp vợ chồng trẻ, cũng không ngoại lệ, tuy nhiên Hà lại vô tình phát hiện ra chồng mình đã đưa toàn bộ số tiền thưởng Tết là 60 triệu đồng cho mẹ chồng mà không hề bàn bạc trước.
Điều bất ngờ là, thay vì tức giận hay trách móc, Hà đã có một cách xử lý vô cùng khéo léo khiến ai cũng phải cảm phục.
Phát hiện bất ngờ
Những ngày cuối năm, Hà cùng Minh hào hứng chuẩn bị cho cái Tết đầu tiên của gia đình nhỏ sau khi có con. Cả hai đã bàn bạc về các khoản chi tiêu, từ tiền mua sắm, lì xì đến việc để dành một phần cho chuyến du lịch đầu xuân. Minh vui vẻ kể rằng tiền thưởng Tết năm nay khá hậu hĩnh, đủ để họ không phải đắn đo.
Hà cũng không bao giờ đòi hỏi chồng phải báo cáo tỉ mỉ về tiền bạc, bởi cô quan niệm trong hôn nhân, mỗi người đều cần có một chút không gian riêng.
Với cô, sự tin tưởng quan trọng hơn bất kỳ điều gì. Tuy nhiên, sau Tết, khi đang trò chuyện vui vẻ cùng bố mẹ và các anh chị em trong gia đình, Hà bất ngờ nhận được cuộc điện thoại từ chị dâu bên nhà chồng.
Giọng chị dâu bên kia đầu dây nửa đùa nửa thật: "Em sướng nhất đấy! Minh thương mẹ hết mực, đưa cả 60 triệu đồng tiền thưởng Tết cho mẹ. Nghe mẹ kể, chị thấy bất ngờ quá!".
Hà thoáng sững người. Cô không biết gì về chuyện này. Trong đầu Hà hiện lên hàng loạt câu hỏi: Tại sao chồng lại không nói trước với mình? Số tiền đó là tài sản chung, đáng lẽ cả hai phải cùng quyết định. Cô vẫn nghĩ là chồng chỉ biếu mẹ phần nào, còn lại sẽ để tiết kiệm hoặc mang đi đầu tư sinh lời.
Hà cảm thấy khó chịu, nhưng cô nhanh chóng hít một hơi thật sâu để giữ bình tĩnh. Cô biết, đây không phải là lúc để phản ứng nóng nảy.
Cuộc trò chuyện thẳng thắn
Tối hôm đó, khi Minh về nhà, Hà vẫn giữ thái độ bình thường. Sau bữa cơm, cô nhẹ nhàng hỏi: "Em nghe nói anh đưa hết tiền thưởng Tết cho mẹ? Sao anh không bàn với em trước?".
Minh thoáng bối rối. Anh gãi đầu cười trừ: "Ừ, mẹ bảo cuối năm có nhiều khoản phải chi, anh thấy cũng hợp lý nên đưa luôn. Anh định nói với em nhưng lại sợ em không đồng ý".
Hà giữ nét mặt bình tĩnh, không trách móc: "Em hiểu, mẹ cần tiền, mình giúp là đúng. Nhưng đây là khoản tiền chung của hai vợ chồng, dù sao cũng nên bàn bạc với nhau. Nếu em làm điều tương tự, anh có thấy thoải mái không?".
Minh im lặng, không trả lời ngay. Cảm giác có lỗi dâng lên trong lòng anh.
Thay vì tiếp tục nhấn mạnh vào lỗi của chồng, Hà quyết định chuyển hướng câu chuyện. Cô dịu dàng nói: "Em rất trân trọng tình cảm anh dành cho mẹ. Làm con, mình phải hiếu thảo. Nhưng giúp mẹ hay giúp ai cũng cần có kế hoạch. Nếu anh nói trước với em, em không chỉ đồng ý mà còn nghĩ cách để hỗ trợ mẹ tốt hơn. Ví dụ, thay vì đưa hết 60 triệu đồng, mình có thể gửi một phần và phần còn lại sẽ phòng trường hợp sau này mẹ ốm đau bệnh tật".
Minh lặng người trước lời vợ. Anh nhận ra Hà không chỉ không trách mình mà còn quan tâm đến cách hỗ trợ mẹ chồng một cách hợp lý.
Hôm sau, Hà chủ động gọi điện cho mẹ chồng. Giọng nói của cô đầy vui vẻ và thân thiện: "Mẹ ơi, con nghe anh Minh nói Tết này mẹ cần tiền gấp. Con thấy anh đưa mẹ hơi vội, nếu mẹ cần thêm gì thì mẹ cứ nói, hai vợ chồng con sẽ cùng lo thêm".
Mẹ chồng Hà thoáng bất ngờ. Bà hiểu rằng hành động của Minh đã khiến Hà bị động trong chuyện tài chính gia đình. Tuy nhiên, cách Hà cư xử không chút nặng lời oán trách khiến bà cảm động.
Cách Hà xử lý vấn đề là một minh chứng điển hình cho sự khéo léo, bình tĩnh và thông minh của một người vợ.
Cô không chọn cách phản ứng nóng nảy hay trách móc chồng, vì cô hiểu rằng điều đó chỉ khiến vấn đề trở nên căng thẳng hơn. Thay vào đó, Hà nhẹ nhàng thuyết phục, phân tích và đưa ra giải pháp khiến cả chồng lẫn mẹ chồng đều cảm thấy được tôn trọng.
Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học ý nghĩa trong cuộc sống hôn nhân.
Đầu tiên, cần phải bình tĩnh trước mọi vấn đề để giữ cho cuộc sống gia đình hạnh phúc. Những cảm xúc nhất thời có thể dẫn đến những hành động sai lầm, nhưng khi biết kiềm chế và suy nghĩ thấu đáo, chúng ta sẽ tìm được cách giải quyết mọi chuyện một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Thứ hai, giao tiếp là chìa khóa cho một mối quan hệ bền vững. Trong hôn nhân, bất kỳ quyết định nào, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tài chính hay gia đình, đều cần sự trao đổi và đồng thuận từ cả hai vợ chồng.
Cuối cùng, giữ gìn mối quan hệ gia đình lớn cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Một người vợ khéo léo luôn biết cách cân bằng giữa việc chăm sóc gia đình nhỏ của mình và duy trì sự hòa thuận với gia đình hai bên.
Theo Ứng Chi Hà (Thanh Niên Việt)