Trang Bright Side chia sẻ 14 tranh vui lý giải vì sao những người thuộc thế hệ 8X, 9X đời đầu thường nói: "Hồi nhỏ, tôi không có điều kiện như trẻ em bây giờ".
Nếu ngày xưa, hình phạt thường được áp dụng khi trẻ em mắc lỗi là úp mặt vào tường thì nay, ngắt kết nối wifi là điều kinh khủng nhất với chúng. |
Dường như trẻ em ngày nay trưởng thành sớm hơn ngày xưa rất nhiều. |
Niềm vui của 8X, 9X ngày ấy chỉ đơn giản là đi học về khoe mẹ những điểm 10 mới nhận được ở lớp. Còn vui, buồn, bức xúc... chủ yếu được thế hệ Z bây giờ chia sẻ lên mạng xã hội. |
Internet ngày nay giúp trẻ em tiếp cận thông tin phong phú và nhanh chóng. Vấn đề giáo dục giới tính với chúng bởi thế cũng không lạ lẫm. Trẻ em thuộc thế hệ trước thường được cha mẹ nói về vấn đề nhạy cảm này theo cách nhẹ nhàng, từ từ. |
Họa sĩ Sergey Raskovalov cho rằng "nỗi ác mộng" của trẻ em ngày xưa là dây nịt bị rối, còn bây giờ không gì kinh khủng với những đứa trẻ hơn là không thể gỡ tai nghe. |
Vào thời đại điện thoại có dây còn là vật dụng ít phổ biến, trẻ em thường "chế" phương tiện liên lạc độc đáo bằng ống bơ. Ngày nay, chiếc smartphone phổ biến tới nỗi trẻ em có trong tay là điều không có gì lạ. |
Đồ ăn và khẩu vị của trẻ em ngày ấy - bây giờ cũng thay đổi rất nhiều. |
Ước mơ của trẻ em xưa là làm những công việc như bác sĩ, giáo viên, cảnh sát. Còn thế hệ trẻ bây giờ lại thích trở thành một phần của "thế giới ảo". |
Ngày xưa, con ham chơi bên ngoài quên giờ giấc khiến mẹ phải vất vả đi tìm. Ngược lại, bây giờ con vùi đầu vào máy tính suốt ngày khiến mẹ phải kéo ra ngoài. |
|
Đồ chơi khiến trẻ em ngày ấy và bây giờ chơi mãi không biết chán. |
"Tớ tìm thấy bức ảnh của ông nội cậu này!". |
Các nhân vật hoạt hình yêu thích cũng biến đổi theo thời gian. |
"Bi kịch" lớn nhất của thời thơ ấu theo góc nhìn hài hước của nam họa sĩ Sergey Raskovalov. |
Chụp ảnh hoài cổ là trào lưu không mới. Tuy nhiên, xu hướng này chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt trong giới trẻ Việt. |
Theo Thu Thảo (Tri Thức Trực Tuyến)