Phong cách giáo dục Nhật Bản xưa nay được coi là chuẩn mực giáo dục trẻ nhỏ của thế giới với cốt lõi là đào tạo chuẩn mực hành xử, đạo đức cá nhân. Phong cách dạy dỗ của người Nhật coi trọng giá trị đạo đức như trung thực, cần cù... Và đức tính “thật thà" là một trong những đức tính được chú trọng rèn rũa ở các em nhỏ Nhật Bản.
Mới đây, trên mạng xôn xao cuốn sổ đi học muộn của một trường học ở Nhật (tương tự sổ sao đỏ, sổ trực cổng tại Việt Nam), và những lý do ghi trong cuốn sổ đi học khiến dân tình không khỏi phì cười cũng như thêm một lần nữa chứng minh sự đẳng cấp trong giáo dục hành xử tại Nhật Bản.
Những lý do “ngây ngô" được học trò Tiểu học đưa ra là:
-Tiếc quá, em chỉ muộn vài phút.
- Do ngủ quên.
- Lúc mở mắt đã 8:33 rồi.
- Kính bị vỡ, em bị shock.
- Mèo chạy ra ban công.
- Lạc đường.
- Trời mưa.
- Quên đồ ở nhà.
- Không nghe thấy chuông báo thức reo.
- Đau bụng.
- Đi tắm
.- Thức khuya ngắm dải ngân hà.
- Không thấy giày đâu.-
- Nghĩ rằng đang trong kì nghỉ hè.
- Nghe bản tin thời sự về Akira Hokuto.
- Ghét trời mưa.
- Lúc ngủ dậy không muốn đến trường.
- Nhớ nhầm lịch tàu điện.
- Mất thời gian tranh cãi với người nhà.
- Lên nhầm tàu.
- Đi quá ga.
- Cố gắng lắm em mới đến được đây.
Ở đây, giáo viên Nhật vẫn chấp nhận những lý do “dở khóc dở cười" như vậy. Phải chăng vì giáo viên Nhật quá hiền? Có lẽ là không, bởi Nhật là một trong những môi trường giáo dục nghiêm khắc nhất thế giới với đủ loại phạt nghiêm với học sinh.
Lý do mà thầy cô vẫn chấp nhận những nguyên nhân “ngây ngô” này có lẽ đến từ triết lý giáo dục của người Nhật - đề cao sự trung thực! Chỉ cần học trò dám dũng cảm nói ra lý do thì đều được giáo viên thông cảm và tôn trọng, và chấp nhận.
Chính sự chấp nhận lắng nghe, đề cao sự trung thực và không cần “văn vở" mà giáo viên Nhật đã có cơ hội mở lòng, đến gần hơn và lắng nghe nhiều hơn với các em học sinh. Vậy nên những lý do dù khó đỡ thật đấy nhưng vẫn khiến người ta cảm phục trước chất lượng giáo dục của Nhật.
Theo Thu Vân (Trí Thức Trẻ)