Trong nhà có 6 món này tuyệt đối đừng hâm nóng lại, tưởng ngon miệng nhưng cả nhà bị 'đầu độc'

27/08/2024 22:08:43

Thực phẩm chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng nếu bà nội trợ không biết cách chế biến phù hợp sẽ vô tình rước bệnh cho cả nhà.

Một nghiên cứu mới cho thấy khi thực phẩm được hâm nóng, giá trị dinh dưỡng giảm xuống và hình thành độc tố, ảnh hưởng đến dạ dày và gây nhiều bệnh tật. Nếu không muốn bản thân và người xung quanh bị “đầu độc”, tốt nhất chỉ nấu đủ ăn, không hâm nóng 6 món này sau khi để qua đêm;

Dưới đây là những thực phẩm không được hâm lại, theo Boldsky.

1. Rau xanh lá

Chúng ta thường được khuyên ăn nhiều rau xanh lá như cần tây, cải xoong, bina… vì chúng giàu chất xơ, vitamin và phòng chống bệnh tật. Nhưng tất cả những lợi ích này sẽ biến mất nếu đem chúng đi hâm nóng lại sau khi ăn còn dư thừa.

Trong nhà có 6 món này tuyệt đối đừng hâm nóng lại, tưởng ngon miệng nhưng cả nhà bị 'đầu độc'
Các loại nấm, rau xanh lá khi hâm nóng lại vừa giảm dinh dưỡng lại sản sản chất gây hại (Ảnh minh họa)

Bởi vì khi để qua đêm hoặc bên ngoài không khí quá lâu, chúng sẽ sản sinh ra nitrit, là 1 chất đã được WHO công nhận là có khả năng gây ung thư. Đồng thời, các vitamin và chất Folate trong rau xanh đậm cũng rất nhạy cảm với nhiệt. Khi bị chế biến với nhiệt lần thứ 2, các chất này sẽ bị phá hủy và tạo thành chất độc cho cơ thể. Nên tốt nhất chỉ ăn rau xanh trong vòng 4 giờ sau khi chế biến, nhất là vào mùa hè.

2. Trứng luộc

Tất cả các loại trứng luộc, đặc biệt là trứng lòng đào đều không nên để lâu. Vì ngoài nhiễm khuẩn thì chất béo và chất đạm có trong trứng sẽ rất dễ bị biến tính. Khi hâm nóng lại ở nhiệt độ cao lại tiếp tục làm protein phân hủy sinh ra chất độc cho dạ dày, hệ tiêu hóa. Thậm chí gây nôn mửa, ngộ độc cấp tính trong trường hợp nặng.

3. Nấm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nấm tuy chứa nguồn protein và dưỡng chất dồi dào nhưng cũng dễ dàng bị phá hủy bởi các enzyme lẫn vi sinh vật. Đặc biệt, lượng protein trong nấm khi hâm lại sẽ bị biến đổi thành chất độc cho hệ tim mạch.

Các chuyên gia cũng cho biết, để không bỏ phí lượng nấm còn thừa đã nấu hôm trước, bạn có thể hâm sơ khoảng 70 độ C hoặc chấp nhận ăn đồ nguội lạnh là an toàn nhất.

Khi nấu lại, các protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ biến thành chất độc hại gây bệnh ung thư. Ngoài ra, đun lại nấm hơn 1 lần cũng có thể làm tổn hại đến tim mạch.

4. Cơm

Trong nhà có 6 món này tuyệt đối đừng hâm nóng lại, tưởng ngon miệng nhưng cả nhà bị 'đầu độc' - 1
Ít ai biết rằng cơm cũng là món không nên hâm nóng lại, nhất là sau khi để ở nhiệt độ phòng (Ảnh minh họa)

Theo các nhà khoa học, trong cơm nguội chứa bacillus cereus, vi khuẩn này sẽ làm bạn có các hội chứng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài.

Cơm nguội dù được rang lên hay hâm lên bằng bất cứ cách gì đều đã bị biến chất và có khả năng gây ngộ độc.

Lý do được giải thích là vì cơm chính là tinh bột và tinh bột khi được làm nóng lên đến 60 độ C trở sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”, tức là đã biến thành một chất khác và sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa.

5. Khoai tây

Không nên luộc lại khoai tây hoặc hâm nóng trong lò vi sóng bởi các chất dinh dưỡng và kali có trong khoai tây sẽ biến thành chất độc hại.

Nếu bạn không ăn hết khoai tây trong một bữa, bạn có thể bảo quản chúng cho ngày hôm sau bằng cách làm nguội khoai tây thật nhanh rồi cất vào tủ lạnh.

Trong nhà có 6 món này tuyệt đối đừng hâm nóng lại, tưởng ngon miệng nhưng cả nhà bị 'đầu độc' - 2
Tốt nhất là món gì cũng chỉ nên nấu vừa đủ ăn để ngon miệng và bảo đảm sức khỏe (Ảnh minh họa)

6. Hải sản

Hải sản giàu vitamin, khoáng chất và protein, được rất nhiều người xem là món ăn sang trọng hoặc dùng để bồi bổ. Tuy nhiên, món ăn tốt cho sức khỏe này không thích hợp để hâm nóng, cũng không nên để qua đêm và chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh tối đa là 3 ngày.

Bởi vì hải sản đã nấu chín mà để lâu sẽ sinh ra một lượng lớn chất đạm phân hủy, có hại cho sức khỏe gan thận của cơ thể con người. Lúc này, hâm nóng càng làm chúng biến chất, có thể gây ngộ độc.

Cách nấu ăn giữ lại chất dinh dưỡng trong thực phẩm

Luộc là phương pháp nấu ăn phổ biến được nhiều bà nội trợ lựa chọn. Nó có thể làm mất nhiều chất trong thực phẩm, tuy nhiên, cũng loại bỏ được nhiều chất độc hại.

Luộc là cách tốt nhất để giảm lượng goitrogen trong rau họ cải như bông cải xanh và cải xoăn. Goitrogens là một nhóm các hóa chất có thể làm rối loạn tuyến giáp hoặc khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Tương tự, luộc cũng có hiệu quả nhất trong việc giảm oxalat, một chất có thể gây nên bệnh sỏi thận.

Mặt khác, với một số loại thực phẩm, luộc thậm chí có thể làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy nồng độ chất chống oxi hóa của cà rốt được tăng cao sau khi được đun sôi với nước. Vitamin A trong cà rốt cũng được giữ lại nhiều hơn khi luộc so với chiên, lên men hoặc phơi khô.

Thùy Dương (SHTT)

Nổi bật