Mỗi năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhiều người lại băn khoăn nên tặng quà gì cho thầy cô giáo. Không ít người vẫn nghĩ rằng, phải tặng món quà mang giá trị vật chất cho thầy cô nhân dịp 20/11 nhưng thực tế, món quá quý nhất đôi khi lại chính là sự thành đạt của những lớp học sinh thầy cô từng dạy dỗ.
20/11 đối với những người làm nghề giáo, niềm vui đến từ những lời chúc, những tin nhắn thể hiện lòng biết ơn, tình cảm gắn bó thực sự với thầy cô từ các học sinh. Thế là đủ.
Câu chuyện dưới đây của một sinh viên chia sẻ trên confession của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân đang trở thành chủ đề nóng trong ngày qua.
Trong dòng tâm sự của mình, bạn sinh viên sắp ra trường này đã viết: “Mình là NEUer K56, tính ra cũng chỉ còn vài tháng nữa là ra trường rồi. Nói qua về hoàn cảnh bản thân, mình sinh ra trong gia đình làm nông, nhà thuộc diện nghèo lại đông anh em.
Vì thế, từ khi còn bé mình đã làm đủ thứ việc để phụ giúp gia đình, lên đại học cũng vừa học, vừa làm để trang trải các chi phí học tập và sinh hoạt. Vì là năm cuối rồi nên mình chỉ muốn những ngày cuối cùng trên ghế nhà trường sẽ có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ cùng các bạn trong lớp, chứ không phải cãi vã chỉ vì chuyện mua quà 20/11 như bây giờ.
Mình thực sự không hiểu nổi tại sao các bạn ấy có thể dùng lí do năm cuối rồi cần lấy lòng thầy cô thì mới có điểm cao, hồ sơ đẹp… rồi bắt cả lớp phải đóng góp 1 số tiền quá lớn để đi phong bì thầy cô. Tại sao lại là phong bì chứ không phải một món quà nào đấy giản dị mà ý nghĩa. Các bạn mặc định rằng thầy cô coi trọng vật chất ư?
Trong khi mình thấy chỉ cần một bó hoa và món quà nho nhỏ cũng đủ rồi, tấm lòng là chính. Món quà ý nghĩa nhất dành tặng thầy cô chính là thành tích học tập của các bạn, chứ thầy cô cũng không cần dăm ba cái phong bì của một lũ lười học thích điểm cao đâu”.
Nhiều người mặc định rằng chỉ cần tặng quà giá trị hay một chiếc phong bì nặng tay thì đổi lại là sự “quan tâm” đặc biệt từ phía thầy cô.
Những món quà tri ân là đúng, nhưng đừng thành gánh nặng cho người đi học và phụ huynh. Sinh ra trong một gia đình thuần nông và đông anh em, bạn sinh viên giấu tên đã chia sẻ về hoàn cảnh gia đình khó khăn, qua từng câu chữ đã khiến nhiều người đồng cảm:
“Các bạn có nghĩ đến những đứa nhà nghèo đang phải tiết kiệm từng chút một để trang trải cuộc sống như mình không? Các bạn có biết mỗi tháng chỉ cần có thêm 1 cái sinh nhật hay 1 buổi liên hoan là mình sẽ lo lắng ra sao, sẽ phải tằn tiện như thế nào để đủ sống không?
Mấy ngày trước cả lớp nộp 1 khoản tiền để chụp bộ kỉ yếu duy nhất trong đời sau đó đăng vài cái ảnh lên facebook làm màu rồi về vứt xó, có ai nghĩ đến bố mẹ ở nhà còng lưng kiếm tiền gửi lên Hà Nội.
Không chỉ áp lực từ việc học hành, nhiều sinh viên nghèo còn chịu áp lực từ những khoản chi thu trong lớp. Mặc dù vẫn âm thầm đóng góp đầy đủ để tránh không bị phàn nàn là không có ý thức tập thể và sau đó là liên tiếp những bữa ăn mì tôm thay cơm.
Ngay khi bài viết được chia sẻ trên diễn đàn dành cho sinh viên ĐH Kinh Tế Quốc Dân, hàng trăm những bình luận đã được gửi về. “Chị k50 đã ra trường đi làm được mấy năm rồi. Bây giờ chị cũng có một bé đang học lớp 1. Trước chị đi học ở lớp có kêu gọi đóng góp gì thì chị cũng theo các bạn cán bộ đi phong bì hết. Hiện thời chị đi làm và có gia đình nên suy nghĩ thay đổi nhiều lắm.
Chị nghĩ quá lệ thuộc văn phong bì, đi phong bì thật buồn cười và đó là điểm lạ lùng, chúng tacần sửa đổi. Đi phong bì cũng không khác gì một hình thức hối lộ. Con chị đi học được mấy năm. Có năm đến ngày 8/3 cháu về hỏi chị là: “Mẹ ơi có tặng phong bì cho cô L. không ạ”, vì cháu thấy có bạn mang phong bì đến nhà trẻ.
Từ đấy năm nào chị cũng mua quà tặng mang giá trị tinh thần dù tặng tiền nhanh mà chẳng phải nghĩ hay mất công chọn lựa. Chị không muốn con chị nhỏ mà bị tiền hoá như vậy. Nếu chị tặng phong bì cho cô giáo, con chị ngày gì cũng sẽ đòi phong bì cho cô.
Chị chọn hoa hoặc sổ tay, năm trước chị tặng cô một bộ đồ ngủ, năm nay chị chọn 1 bộ quà Hồng Lam. Con chị vẫn được giáo viên yêu quý chứ chưa bao giờ thái độ nặng nhẹ gì cả dù chị chưa từng tặng các cô phong bì”, bạn Đô Đô cho rằng nên sửa đổi văn hóa lệ thuộc phong bì như hiện nay.
“Có phải thầy cô nào cũng vậy đâu, cô dạy Hóa mình cấp 3 hồi ấy thấy nhà mình khó khăn đợt đó dạy nhiều đợt còn không cả lấy tiền.
Còn gia sư riêng cho mấy đứa ở nhà mà lấy học phí thì lại rẻ, từ hồi lên đại học thi thoảng về chơi cũng chỉ mua tý hoa quả kẹo cho con cô mà cô còn cấm mua, không thì không cho vào, mà mua đồ cô toàn bóc ra bắt ăn”, bạn Anh Tuấn chia sẻ.
Hay chia sẻ từ một cô giáo tên Hoa Đình đã viết: “Thôi. Các bạn đừng tự mặc định và tưởng tượng. Tôi nhận được tấm thiệp tự tay học trò làm mới xúc động đây”.
Bên cạnh những lời bàn tán về vấn đề tặng gì cho thầy cô giáo ngày 20/11, có nhiều bạn đã lên tiếng chỉ trích chủ nhân của bài chia sẻ đang than nghèo, kể khổ. Phản biện cho những lời bình luận này, bạn Tươi Nguyễn đã viết: “Mình đọc comment thấy nhiều bạn nói chủ nhân bài viết này là than nghèo kể khổ, tính toán rồi thì thời buổi vật chất tặng hoa làm gì lãng phí cứ đi phong bì cho tiện.
Thực ra phải ở trong hoàn cảnh phải vùng vẫy để thoát nghèo, phải cật lực làm thêm tiết kiệm từng đồng thì mới biết số tiền đi phong bì thầy cô kia chua chát biết nhường nào. Mình suy nghĩ cũng đơn giản. “Những gì từ trái tim sẽ đi đến được trái tim” nên mỗi dịp 20/11 mình đều chọn cho thầy cô những món quà thật thiết thực.
Thầy mình là người mê uống trà, đọc sách, nghe nhạc Trịnh và tôn sùng Phật giáo, mình mua trà Phật Độ ở Hồng Lam tặng thầy.
Cô mình còn trẻ đang mang bầu thích các thứ chua chua, ngọt ngọt thì mình mua cho cô ô mai. Nếu 20/11 rơi vào đợt lạnh, thầy cô viêm họng thì mình tặng thầy cô lọ quất dẻo. Nói chung những gì xuất phát từ trái tim thì chắc chắn sẽ được đón nhận thôi”.
Theo Hoàng Minh Huyền (Saostar.vn)