Thạc sĩ trẻ 27 tuổi tử vong vì cảm cúm: Gần một nửa cơ quan nội tạng bị suy kiệt chỉ vì 1 sai lầm trong sử dụng thuốc

06/02/2025 22:55:00

Một thanh niên 27 tuổi có bằng thạc sĩ bị cảm lạnh và đã làm một việc khiến 5 trong số 8 hệ thống cơ quan của anh ta bị suy kiệt. Chỉ sau 7 ngày nhập viện, anh đã qua đời.

Một thạc sĩ trẻ tuổi đã không may qua đời sau khi bị cảm cúm, gần một nửa số cơ quan nội tạng bị suy kiệt chỉ vì một sai lầm trong việc sử dụng thuốc. Đây là trường hợp được chia sẻ rộng rãi trên các trang truyền thông tại Trung Quốc sau khi nữ diễn viên tài hoa nhưng xấu số Từ Hy Viên (Đại S) qua đời, nguyên nhân được cho là do biến chứng của bệnh cúm.

Qua đó, các bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng mọi người cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này, đặc biệt trong thời điểm dịch cúm đang xuất hiện ở nhiều quốc gia.

Thạc sĩ trẻ 27 tuổi tử vong vì cảm cúm: Gần một nửa cơ quan nội tạng bị suy kiệt chỉ vì 1 sai lầm trong sử dụng thuốc
Ảnh minh họa

Đầu tiên, nếu trẻ bị nhiễm virus hoặc cúm, xuất hiện triệu chứng đau hoặc khó chịu ở bắp chân kèm theo đau ngực, khó thở hoặc tinh thần không tốt, phụ huynh cần hết sức lưu ý và cảnh giác với khả năng viêm cơ tim. Nhiều trường hợp nhiễm virus hoặc cúm có thể dẫn đến viêm màng não, viêm cơ tim và viêm phổi nặng, đặc biệt là ở trẻ em do khả năng diễn đạt kém.

Thứ hai, người trẻ tuổi không nên chủ quan khi bị bệnh. Tránh thức khuya, uống rượu bia và vận động mạnh vì những điều này có thể làm bệnh trở nặng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Thứ ba, người cao tuổi không nên chần chừ khi có dấu hiệu bệnh. Việc tự ý dùng thuốc để “chống chọi” với bệnh, đặc biệt là ở những người có tiền sử bệnh cột sống, có thể dẫn đến suy tim, suy phổi và thậm chí là đột tử do nguyên nhân tim mạch. Đây là tình trạng thường gặp ở khoa cấp cứu và có thể đe dọa tính mạng.

Theo thông tin trên trang Sohu.com, trường hợp của nam thạc sĩ trẻ tuổi đã tử vong là Tiểu Lưu (bút danh) - một nghiên cứu sinh 27 tuổi. Nguyên nhân cái chết của anh lại đến từ một thói quen mà rất nhiều người mắc phải - tự mua thuốc uống. 5 trong số 8 hệ thống cơ quan của anh đã suy kiệt sau 7 ngày nằm viện và được cấp cứu tại hai bệnh viện hạng A. Cuối cùng, anh đã không qua khỏi.

Thạc sĩ trẻ 27 tuổi tử vong vì cảm cúm: Gần một nửa cơ quan nội tạng bị suy kiệt chỉ vì 1 sai lầm trong sử dụng thuốc - 1
Ảnh minh họa

Các bác sĩ sau đó đã tìm hiểu kỹ bệnh sử của anh. Họ phát hiện ra rằng toàn bộ cơ bắp của anh đã bị hoại tử, chức năng gan thận suy giảm nghiêm trọng, đồng thời xuất hiện rối loạn đông máu nặng. Qua quá trình hỏi bệnh, bác sĩ biết được rằng khi bị sốt cảm, anh đã tự mua thuốc về uống. Tuy nhiên, tình trạng sốt vẫn không thuyên giảm. Do nghĩ rằng mình nặng cân, anh đã tự ý tăng liều và uống nhiều loại thuốc cùng lúc. Các bác sĩ nghi ngờ rằng việc quá liều paracetamol chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu cơ, suy gan, suy thận và cuối cùng dẫn đến suy đa tạng.

Paracetamol, còn được gọi là acetaminophen, là một loại thuốc hạ sốt giảm đau thường được sử dụng trong lâm sàng. Đây là một loại thuốc tốt và có mặt trong khoảng 80% các loại thuốc cảm cúm. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều hoặc kết hợp nhiều loại thuốc có chứa paracetamol cùng lúc, có thể dẫn đến suy gan, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành thông báo vào năm 2014, hạn chế việc sử dụng các loại thuốc cảm cúm có chứa paracetamol trong điều trị lâm sàng. FDA cho rằng việc sử dụng quá liều paracetamol có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến suy gan và tử vong.

Thạc sĩ trẻ 27 tuổi tử vong vì cảm cúm: Gần một nửa cơ quan nội tạng bị suy kiệt chỉ vì 1 sai lầm trong sử dụng thuốc - 2
Ảnh minh họa

Chính vì vậy, nam thạc sĩ 27 tuổi trong trường hợp trên đã bị tổn thương gan cấp tính do sử dụng nhiều loại thuốc cảm cúm với liều lượng lớn cùng một lúc.

Bài học rút ra là không nên tự ý dùng thuốc, đặc biệt là không tự ý tăng liều hoặc kết hợp nhiều loại thuốc khi bị cảm cúm, vì điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy, chúng ta nên uống thuốc cảm cúm như thế nào cho đúng?

1. Người lớn: Nhìn chung, người lớn không nên dùng quá 500mg acetaminophen cùng một lúc, khoảng cách giữa hai lần dùng không được ít hơn 6 giờ, lượng dùng tối đa hàng ngày không được vượt quá 2000mg và quá trình điều trị không được quá 3 ngày.

2. Trẻ em: Đối với trẻ em, liều dùng 10-15mg/kg thể trọng mỗi lần, hoặc 1,5g/m2/ngày theo diện tích bề mặt cơ thể, chia làm nhiều lần, cách nhau 4-6 giờ. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, liều dùng không quá 4 lần/24 giờ, liệu trình điều trị không quá 5 ngày.

3. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Có báo cáo cho rằng acetaminophen được bài tiết chậm ở trẻ sơ sinh và độc tính của nó tương đối cao, do đó nên tránh dùng cho trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi.

Khi bệnh nhân dùng thuốc, có thể kiểm tra hàm lượng acetaminophen trong hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, tổng lượng acetaminophen phải nhỏ hơn 500 mg. Ngoài ra, bệnh nhân bị xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, sỏi ống mật, sỏi túi mật, suy dinh dưỡng nên thận trọng khi sử dụng thuốc acetaminophen .

Nhiều loại thuốc cảm là thuốc phối hợp, thường chứa các thành phần như aspirin, ibuprofen, paracetamol. Đây đều là các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể gây hại cho thận. Việc sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc cảm cúm có thể dẫn đến việc trùng lặp thành phần, quá liều và tăng nguy cơ tổn thương gan thận.

Thạc sĩ trẻ 27 tuổi tử vong vì cảm cúm: Gần một nửa cơ quan nội tạng bị suy kiệt chỉ vì 1 sai lầm trong sử dụng thuốc - 3
Ảnh minh họa

Vì vậy, hãy luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Đừng tự ý dùng thuốc dựa trên kinh nghiệm cá nhân hoặc kinh nghiệm của người khác. Để có sức khỏe tốt, điều quan trọng là phải duy trì lối sống tích cực, lạc quan, chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục vừa sức. Khi đó, sức đề kháng sẽ tăng lên và cơ thể có thể tự chống lại bệnh tật một cách hiệu quả.

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

2. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

3. Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

4. Hạn chế tiếp xúc với người mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

5. Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

6. Tiêm vắc-xin cúm mùa định kỳ hàng năm - biện pháp phòng ngừa cúm hiệu quả nhất.

7. Chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện ho, sốt, đau đầu, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu,... cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu được xác định mắc cúm cần được cách ly, đeo khẩu trang phòng lây nhiễm cho người khác.

Theo PV (Thanh Niên Việt)