Những điều bí ẩn như khả năng xuyên không của con người vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của giới khoa học và dư luận. Đơn cử như tác phẩm tranh vẽ mang tên 'The expected one' (tạm dịch: Điều được hồi năm 1850 của họa sĩ người Áo Ferdinand Georg Waldmüller cũng từng được dân mạng bàn tán sôi nổi về việc nữ chính có thật sự cầm trên tay chiếc điện thoại thông minh hay không.
Chi tiết thú vị này được Peter Russell và 1 người bạn của anh phát hiện trong lúc dạo quanh Neue Pinakothek, bảo tàng trưng bày những tác phẩm nghệ thuật của thế kỷ 18 và 19 tại thành phố Munich (Đức). Trong đó, cô gái chỉ chăm chú nhìn vào món đồ trên tay mà không hề để tâm đến mọi chuyện xung quanh, bao gồm cả chàng trai cầm trên tay bông hoa trên tay chuẩn bị chờ thời cơ chạy đến tặng người đẹp.
Đáng nói hơn, món đồ cô gái đang cầm kia có hình dạng hệt như chiếc điện thoại thông minh và việc cô cắm đầu vào thiết bị điện tử ấy chính là thực trạng khá phổ biến ở xã hội hiện đại. Theo thông tin thì bức tranh ra đời vào khoảng năm 1850, thời điểm điện thoại thậm chí còn chưa xuất hiện trong trí tưởng tượng của mọi người, chẳng lẽ họa sĩ Ferdinand đã xuyên không mà trở về quá khứ để hoàn thành tác phẩm của mình?
Trái lại với tất cả suy diễn của mọi người, chẳng hề có chuyện con người xuyên không gì cả và món đồ trên tay cô gái kia là đơn giản là cuốn sách kinh thánh. Đối với con người sống vào thời 1850 hay 1860 đều có thể dễ dàng đoán ra được sự thật này.
'Điều khiến tôi ấn tượng nhất là sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi cách nhìn của chúng ta về tất cả sự việc, bao gồm cả ngữ cảnh của các tác phẩm nghệ thuật. Ngày nay, mọi người không còn quá xa lạ với hình ảnh người trẻ suốt ngày cắm mặt vào các thiết bị điện tử trên đường' - Russell nói.
Đây không phải là lần đầu tiên mọi người bị ám ảnh với giả thiết xuyên không. Một tác phẩm khác của họa sĩ Umberto Romano cho ra đời vào năm 1937 cũng bị phát hiện chi tiết kỳ lạ, rằng 1 trong những thổ dân trong đó cầm trên tay món đồ tân thời trông như chiếc điện thoại di động. Do 'cha đẻ' của bức tranh này qua đời vào năm 1982 nên mọi người sẽ chẳng bao giờ có được lời giải thích về vật dụng không hợp thời này.
Theo Imacho (Trí thức trẻ )