Cuộc sống của người lớn chộn rộn với đủ thứ cơm, áo, gạo, tiền... nên đôi khi nỗi đau về thể xác chẳng còn thấm tháp vào đâu so với những gánh nặng đè nặng vai, áp lực mỏi mệt về tâm lý. Như khi còn bé chỉ cần nhìn thấy bác sĩ và cây kim tiêm thôi là đã hét toáng cho cả bệnh viện nghe thấy. Nhưng bây giờ, lớn lên, chiếc kim tiêm kia chẳng là gì với nỗi lo bệnh tật, với những hóa đơn đầy chữ số cần thanh toán nữa rồi. |
|
Càng lớn, càng quen biết với nhiều người, ta lại càng hiểu rõ nỗi buồn của sự cô độc. Có những lúc đứng giữa rất đông người, nhưng vẫn thấy lẻ loi, vì chẳng biết bắt chuyện với ai, chẳng ai để ý đến mình, chẳng ai quan tâm xem mình đã có mặt. Buồn hơn nữa là khi không ai hiểu mình, không có ai để bầu bạn, không có ai để chia sẻ. Cái nỗi sợ này nó chẳng hề đơn thuần như khi còn bé, cứ thấy người lạ là rụt rè, là khóc. Ngày xưa, "lạ" là lạ. Còn bây giờ "quen" mà vẫn lạ, thế mới buồn. |
|
Nỗi sợ của trẻ con là bóng tối, còn nỗi sợ của người lớn chính là ban ngày. Lớn lên rồi, có một điều ta buộc lòng phải hiểu rõ, chính là cuộc đời vốn chẳng như mơ, nó vốn khắc nghiệt và phũ phàng hơn vẫn tưởng. Khi mà trẻ con khóc ré lên vì những giấc mơ, những cơn ác mộng gặp phải mỗi tối thì trong lúc đó người lớn chỉ ao ước cuộc đời sẽ được như những điều họ mơ. |
|
Trẻ con luôn sợ những điều không có thật, do chính chúng tưởng tượng ra, nào là yêu quái, ma, rồi quái vật... Còn người lớn, có khá nhiều người lớn lại sợ cái sự phiền nhiễu, mè nheo, lắm trò và quậy phá của chúng... |
|
Cắt tóc cứ như nỗi ám ảnh của mấy đứa trẻ con vậy, chẳng có đứa trẻ con nào chịu ngồi yên mỗi khi cắt tóc cả. Thế nên dỗ được bọn trẻ cắt tóc là cực kỳ khó. Còn người lớn thì chỉ sợ sản phẩm mỗi khi cắt xong lại không hợp với ý mình, chỉ muốn ở mãi trong nhà không ra ngoài đợi đến lúc nó dài mà thôi :(. |
|
Nhưng dù còn trẻ con hãy đã lớn, chúng ta vẫn có chung một nỗi sợ là thằng hề. Trẻ con sợ thằng hề vì hình thù có phần... kì dị. Người lớn sợ chỉ vì không biết nó còn giấu những mánh khóe gì phía sau... |