Với góc nhìn hài hước, bộ tranh có tên gọi “1001 chuyện thi cử xưa và nay” phần nào tái hiện những điểm khác nhau khi đi thi của học trò xưa và nay.
Nỗ lực vượt qua các kỳ thi là mong muốn chung của học trò mọi thế hệ. |
Nếu như ngày xưa, sĩ tử tranh thủ học bài khi làm đồng, chăn trâu, gánh củi… thì ngày nay, học sinh chủ yếu “ôn lò” với lịch học kín từ sáng tới tối. |
Học trò xưa ôn thi cực khổ, thường chỉ có chiếc mo cau làm quạt khi trời oi bức. Họ học bằng đèn dầu, nến, thậm chí là đèn đom đóm. Học sinh bây giờ may mắn hơn khi có điện sáng, điều hòa mát và thậm chí đồ ăn phục vụ tận nơi. |
Xưa giới sĩ tử chỉ có vài pho sách quý để “dùi mài kinh sử”. Ngày nay, học sinh có thể chọn vô vàn tài liệu tham khảo ngoài nhà sách hoặc trên Internet. |
“Có thực mới vực được đạo” nhưng bữa cơm mùa thi khi xưa chỉ đơn giản với những thức ăn dân dã: cơm trắng, rau luộc, cà muối, tương bần. Còn thời nay, các sĩ tử được phụ huynh chăm chút bữa ăn với thực đơn phong phú thay đổi mỗi ngày. |
Sĩ tử khi xưa dồn quyết tâm dùi mài kinh sử, khăn gói quả mướp lên kinh thành với hy vọng đỗ đạt công danh. Ngày nay, học sinh chăm chỉ ôn luyện đi thi với bao kỳ vọng của bố mẹ, gia đình, bạn bè, thầy cô. |
Ngày xưa, nhiều người quan niệm học hành là con đường duy nhất để chạm tới công danh. Ngày nay, học sinh chọn ngành học vì nhiều mục đích như để thỏa mãn đam mê, theo nguyện vọng của bố mẹ hoặc do xu thế chọn trường theo từng giai đoạn. |
Ngày xưa đi thi, sĩ tử phải mang theo lều chõng đến trường thi trước nhiều ngày. Giờ đây, học sinh thường phải đến điểm thi thật sớm để không bị tắc đường. |
Ngày xưa, kết quả thi được viết trên bảng vàng danh dự. Ngày nay, chỉ với vài cú click chuột, học trò đã biết ngay kết quả thi của mình. |
Học trò xưa thi đỗ là niềm vinh hạnh của cả làng. Ngày nay, đại học chỉ là một cánh cửa mở ra chân trời mới cùng nhiều hy vọng và không ít thử thách cho các bạn trẻ. |