|
Alessandro Ford là sinh viên phương Tây đầu tiên từng theo học ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Guardian |
Ford được du học tại Triều Tiên nhờ sự sắp xếp của cha mình, ông Glyn Ford, người từng là đảng viên đảng Lao động của Nghị viện châu Âu. Ông Ford có nhiều chuyến đi ngoại giao tới Triều Tiên và duy trì mối quan hệ thân thiết với Bình Nhưỡng. Nó khiến chàng thanh niên 18 tuổi có nhiều đặc quyền ở quốc gia được coi là "bí ẩn nhất thế giới".
Năm 15 tuổi, Ford đã được tới Triều Tiên trong 2 tuần. Dù bị ngộ độc thực phẩm và phải nhập viện cấp cứu nhưng chàng trai trẻ vẫn rất quan tâm tới Triều Tiên, quốc gia mà anh đánh giá là "khá thú vị".
Dù lớn lên trong những nền văn hóa khác nhau nhưng Ford và các bạn cùng lớp ở Triều Tiên có những điểm chung. Anh là con trai của chính trị gia và từng học trường quốc tế tại Bỉ trong khi nhiều bạn học tại Triều Tiên là con của đảng viên, quan chức chính phủ và quân đội, với vài người từng học ở nước ngoài khi theo cha khi ông làm Đại sứ.
|
Các nữ sinh trên đường phố Triều Tiên. Ảnh: Flickr |
Tại Triều Tiên, sinh viên nói không với tình dục, ma túy và nhạc rock-anh-roll. Khi nghe nhạc của rapper người Mỹ Eminem, họ luôn hỏi: "Tại sao anh ta lại hát về bản thân, tình dục và ma túy trong khi anh ta có thể viết nhạc về gia đình và đất nước?".
"Sinh viên Triều Tiên khá thuần khiết, nói không với tình dục trước hôn nhân và các mối quan hệ lén lút. Các bạn nữ mà tôi biết trong độ tuổi 20 tới 25 đều là trinh nữ. Người Triều Tiên không bao giờ hôn nhau ở nơi công cộng. Họ cho biết sẽ thể hiện tình cảm với nhau theo các khác", Ford giải thích.
Dù khá thích cuộc sống ở Triều Tiên nhưng nhiều lúc Ford vẫn cảm thấy cô đơn vì không thể tham gia các sự kiện văn hóa và thể thao như các bạn học. Tuy nhiên, Ford có thể gọi điện về nhà dù cước phí lên tới 3 USD/phút.
Theo Hồng Duy (Zing.vn)