Hiện, cô đang là sinh viên năm thứ 4 chương trình tiên tiến Kinh tế và kinh doanh quốc tế tại Đại học Ngoại thương. Cô có điểm Toefl ITP đạt 617/677 (năm 2013) Thảo là 1 trong 4 sinh viên trên thế giới chiến thắng cuộc thi viết luận về Nhân sự do Liên đoàn thế giới các Hiệp hội quản trị nhân sự WFPMA tổ chức (9/2016) Đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị các nhà Quản trị Nhân sự Thế giới của WFPMA tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (20- 21/10/2016) Giải Nhất đồng đội cuộc thi hùng biện Tiếng Anh về chủ đề “Giới trẻ Việt Nam và những mục tiêu phát triển bền vững” do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc UNIDO và Đại học Ngoại Thương phối hợp thực hiện (6/2016). Giải Nhất cuộc thi Nữ sinh thanh lịch trường Trung học phổ thông Chuyên Sư Phạm (12/2012). Hoạt động và thực tập: - Tình nguyện viên dạy Tiếng Anh 6 tuần tại Thái Lan- chương trình Công dân toàn cầu của AIESEC (tháng 6-8/2016) - Thực tập tại Trung tâm văn hóa Pháp: hỗ trợ tổ chức sự kiện Những ngày Văn học Châu Âu (tháng 3-5/2016) - Trưởng ban Chuyên môn Câu lạc bộ Tuyên truyền ca khúc Cách Mạng trường đại học Ngoại Thương (Nhiệm kì 2014-2015) - Trưởng ban thanh nhạc, Câu lạc bộ Âm nhạc trường Trung học phổ thông Chuyên Sư Phạm (2011-2012). |
Nguyễn Phương Thảo (áo cam) và bạn bè. |
Nguyễn Phương Thảo là sinh viên Việt Nam được mời tới tham dự Hội nghị các nhà Quản trị Nhân sự Thế giới, nhờ vào chiến thắng của cuộc thi viết luận do WFPMA phát động.
Liên đoàn các hiệp hội quản trị nhân sự thế giới (tên Tiếng Anh là World Federation of People Management Associations - WFPMA) được thành lập vào năm 1976 với mục tiêu nhằm hỗ trợ việc phát triển và hoàn thiện hiệu quả quản trị nhân sự trên toàn thế giới.
Cuộc thi Sinh viên viết luận (WFPMA Essay Contest) với chủ đề “Việc làm và lao động năm 2056 – Quản trị nhân lực sẽ như thế nào sau 40 năm nữa?” nhằm khuyến khích sinh viên ngành quản trị nhân lực trên toàn thế giới cân nhắc đến những vấn đề trong tương lai, như việc làm và lao động, những thách thức trong quản trị nhân lực ở phạm vi toàn cầu và những cách thức mà người làm nghề quản trị nhân lực sẽ cần tiến hành để giải quyết các vấn đề đó.
Theo fanpage của Hiệp hội Nhân sự (HRA), ngày 6/9/2016 Ban Thư ký của WFPMA đã gửi email thông báo về việc người chiến thắng trong cuộc thi Sinh viên viết luận ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là một sinh viên Việt Nam.
Đó là bạn Nguyễn Phương Thảo, sinh viên Chương trình tiên tiến kinh tế và kinh doanh quốc tế K52, Đại học Ngoại Thương. Phương Thảo được mời đến tham dự Đại hội lần thứ 16 của WFPMA về Quản trị nhân lực, được tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào 2 ngày 20 và 21/10/2016.
Thảo nhận hoa từ Hiệp hội nhân sự Việt Nam nhân sự kiện chiến thắng cuộc thi viết luận |
Bắt gặp thông tin về cuộc thi, mình đã nghĩ “hãy thử vận mệnh của mình với lĩnh vực này xem sao”. Điều kì vọng lúc bấy giờ của mình là sẽ được tham gia các buổi hội thảo, chia sẻ về nhân sự (sự kiện bên lề của chương trình) do HRA tổ chức cho thí sinh, và đến hôm trao giải, sẽ đến nghe bạn được giải Nhất thuyết trình bài thi của bạn ấy, để mình so sánh với bài mình và học hỏi Nghĩ vậy, thấy đây là cơ hội học hỏi tuyệt vời, bèn lẳng lặng gửi bài đi”.
Thảo viết bài dự thi dựa trên những gì đã tích trữ từng chút một từ những trải nghiệm cá nhân trong những tình huống “mang tính quản trị” ở những lần hoạt động nhóm trên lớp và tổ chức xã hội. Và khi viết, Thảo dựa chủ yếu vào những quan sát cá nhân để viết.
“Mình bắt đầu viết vào lúc chỉ còn một ngày là hết hạn nộp bài nên không có nhiều thời gian để đọc nhiều kiến thức chuyên môn, trong đầu mình chỉ có: môn quản trị đang học, bốn bài báo quốc tế trên web mình đọc để tham khảo, và trải nghiệm”, Thảo nói.
Ngoài giải thưởng cuộc thi viết luận bằng tiếng Anh đáng chú ý, Phương Thảo còn giành giải Nhất đồng đội cuộc thi hùng biện tiếng Anh về chủ đề “Giới trẻ Việt Nam và những mục tiêu phát triển bền vững do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp Quốc UNIDO và Đại học Ngoại Thương phát động.
Nhóm của Phương Thảo chiến thắng cuộc thi hùng biện do UNIDO và Đại học Ngoại Thương tổ chức. |
Nói cách khác, đề xuất này nhằm phân phối hiệu quả hơn cho thị trường đồ ăn “thừa”, nhưng ở đây phải phân định rõ, là những đồ ăn chưa dùng tới nhưng lại không có người tiêu thụ, chứ không phải đồ ăn dùng dở, bị hỏng hoặc bỏ đi.
Chuyến đi đầu tiên của nữ sinh Ngoại thương ra nước ngoài là tới Thái Lan vào năm 2016. Tại đây cô có 6 tuần làm tình nguyện viên dạy tiếng Anh cho trẻ em theo chương trình Công dân toàn cầu của tổ chức AIESEC. “Đó là một trải nghiệm rất đáng nhớ, mình tự lập hơn, yêu cuộc sống hơn và cũng cảm nhận được cuộc sống yêu mình ra sao”, Phương Thảo chia sẻ.
Thảo biết đến WFPMA hay AIESEC từ sớm nhờ thông tin từ bạn bè và đọc trên nhiều nguồn khác như Facebook hay Ybox. Cô “chỉ đợi đến lúc thấy bản thân tích tụ mong muốn đủ lớn là chủ động hỏi han về chương trình và vận động bố mẹ cho đăng kí”.
Phương Thảo và lớp học của em tại Thái Lan khi tham gia công tác dạy học tình nguyện. |
Em mơ có thể làm đổi thay được cách một người trẻ tuổi chuẩn bị hành trang cho cuộc sống của mình. Bạn mang điều gì đi bên mình? Chỉ kiến thức thôi thì bạn vẫn còn đi lòng vòng mãi. Em nghĩ rằng còn cần là một hiểu biết rõ ràng về bản thân muốn gì và có gì, hiểu biết về thế giới nghề nghiệp ngoài kia, và một triết lý sống để dẫn dắt hành động. Vậy nên, em muốn xây dựng nên một chương trình hướng nghiệp giúp các bạn trẻ được định hướng sớm hơn và tốt hơn”.
Thảo có sở thích là ca hát và làm các hoạt động sáng tạo. Cô cũng yêu thích đàm thoại, viết văn, đọc triết học, thích nghiên cứu về con người; hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, nhân lực, quản trị chiến lược, luật và chính sách.
Thảo tin vào triết lý “khi mình nhìn sâu vào trong nội tâm thì mình sẽ thấy mọi câu trả lời”. Cô cho rằng sự tự tin cũng xuất phát từ sự am tường bản thân.
Theo Mai Châm (Dân Trí)