Xiaoli, 21 tuổi đến từ thành phố Ninh Ba, Trung Quốc là một fan hâm mộ kỳ cựu của Marver. Sáng ngày 24/4, cô và bạn bè đã đến rạp chiếu phim để xem buổi ra mắt của bộ phim Avengers 4: End game
Trong suốt 3 giờ xem phim, Xiaoli hoàn toàn bị cuốn vào nội dung phim và khi những người khác bắt đầu khóc, thì Xiaoli òa lên nức nở. Cô gái liên tục buồn bã cho tới khi kết thúc phim.
Khi trở về, Xiaoli cảm thấy khó chịu ở ngực, cô bắt đầu thở gấp, tay chân bị tê và tay co quắp lại như chân gà, không thể mở ra được. Bạn bè của Xiaoli đã mau chóng đưa cô tới Bệnh viện Minh Châu thuộc Đại học Chiết Giang.
Yuan Liyan, bác sĩ cấp cứu nhớ lại: “Sau khi nghe lời kể của bệnh nhân, tôi nghi ngờ có thể do cô gái đã khóc quá nhiều. Bằng cách làm dịu lại cảm xúc và hỗ trợ thở, cô gái đã dần hồi phục. Sau một thời gian, cô gái đã bình thường trở lại.”
Tình trạng của cô gái có tên khoa học là Hyperventilation hay còn gọi là thở gấp hay thở quá nhanh. Nó xảy ra khi tỷ lệ và lượng carbon đioxide lưu thông phế nang vượt quá cơ lượng carbon dioxide cơ thể sản xuất. Với một người thường xuyên thở gấp, có một tình trạng họi là hội chứng thở gấp.
Khi sự lưu thông phế nang trở nên quá lớn, lượng carbon điôxít bị loại bỏ ra khỏi máu sẽ nhiều hơn cơ thể có thể sản xuất. Điều này làm nồng độ cacbon dioxide trong máu giảm và tạo ra một trạng thái gọi là giảm CO2 huyết. Cơ thể thườn cố bù đắp việc này bằng sự trao đổi chất. Nếu sự lưu thông dư thừa không thể bù đắp bằng sự trao đổi chất, nó sẽ dẫn đến sự tăng pH máu. Việc tăng pH trong máu được biết đến là kiềm hóa hô hấp. Khi sự thở gấp dẫn đến kiềm hoá hô hấp, nó có thể gây ra một số triệu chứng về thể chất: chóng mặt, ngứa ran trong môi, tay hoặc chân, nhức đầu, yếu đuối, ngất xỉu và co giật. Trong trường hợp cực đoan, nó có thể gây ra co thắt bàn chân bàn tay (vỗ và co thắt của các tay và chân).
Có những yếu tố bắt đầu sự thở gấp và những yếu tố khác duy trì nó; ví dụ, căng thẳng sinh lý hoặc một cảm giác lo âu có thể bắt đầu nó; sự lo âu cũng có thể duy trì nó.
Các yếu tố khác mà bắt đầu hoặc duy trì sự thở gấp bao gồm giảm áp suất không khí ở cao độ lớn, chấn thương đầu, đột quỵ, rối loạn hô hấp như bệnh hen suyễn, và viêm phổi, vấn đề về tim mạch như sự tặc mạch phổi, thiếu máu, và phản ứng phụ của một số loại thuốc.
Theo Hoàng Dương (Khampha.vn)