Một người đàn ông ở Quảng Châu, Trung Quốc sốt cao liên tục 3 ngày không khỏi. Sau khi đi khám, các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân là do vi khuẩn Legionella từ máy điều hòa xâm nhập cơ quan như gan, thận gây suy hô hấp. Dù người đàn ông đã may mắn hồi phục sau khi điều trị nhưng có không ít trường hợp tử vong vì vi khuẩn này.
Những loại vi khuẩn nguy hiểm ẩn náu trong điều hoà
Từ sự việc trên, các bác sĩ cũng khuyến cáo nên chú ý vệ sinh điều hoà thường xuyên để ngăn chặn các loại vi khuẩn, nấm mốc ẩn náu bên trong. Đặc biệt là 4 loại vi khuẩn sau có thể gây tổn thương gan, thận, dị ứng và viêm phổi... cần lưu ý phòng ngừa.
1. Legionella
Legionella có thể gây ra hai bệnh với các triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau. Sốt Pontiac là thể nhẹ khi mắc virus này không kèm viêm phổi, nhưng loại còn lại là bệnh Legionnaires, có thể gây viêm phổi hoặc thậm chí là suy hô hấp với tỷ lệ tử vong từ 5-30% nếu không được điều trị.
Legionella có thể lây lan trong các toà nhà, văn phòng... qua hệ thống điều hoà, thông gió hoặc qua các đường ống nước. Chính vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh những nơi như vòi nước uống, điều hoà... để đảm bảo sức khoẻ
2. Aspergillosis
Giáo sư về bệnh truyền nhiễm diện rộng tại Đại học Y Quốc phòng Nhật Bản, những người có khả năng miễn dịch yếu có thể bị nhiễm vi khuẩn Aspergillosis. Vi khuẩn này có thể phát triển nhanh trong phổi và ống phế quản, gây ra các triệu chứng như ho,đờm... thậm chí đau ngực và khó thở.
Do loại vi khuẩn này tồn tại ở nhiều nơi nên có thể sinh sôi trong những chiếc điều hòa lâu ngày không được sử dụng, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể con người. Takashi Yaguchi, phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Y học Nấm thuộc Đại học Chiba, chỉ ra rằng, theo khảo sát của Nhật Bản, mỗi năm có khoảng 300 người chết vì vi khuẩn Aspergillosis. Loại vi khuẩn này không chỉ gây viêm phổi mà thậm chí còn có thể gây hại cho gan, thận và não.
3. Trichosporon
Theo một bài báo được giám sát bởi chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Nhật Bản Hiroshi Kaku, hít phải vi khuẩn này có thể gây viêm phổi quá mẫn, ho không có đờm và khó thở. Bệnh này dễ phát triển vào mùa hè và ít nghiêm trọng hơn vào mùa đông, khởi phát bằng việc lây lan giữa các thành viên trong gia đình.
Ngoài việc điều trị y tế bằng steroid, loại bỏ nấm mốc khỏi không gian sống, máy lạnh là một trong những chìa khóa để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh do nhiễm khuẩn Trichosporon.
4. Basidiomycota, Ascomycota...
Theo tổ chức cơ sở công nghệ đánh giá sản phẩm Nhật Bản, nhiều loại nấm liên quan đến Basidiomycota và Ascomycota đã được phát hiện trong máy điều hòa không khí và có liên quan đến các loại nấm mốc, tăng nguy cơ gây ra các bệnh như như viêm phế quản dị ứng, nhiễm nấm Aspergillus phế quản phổi dị ứng,...
4 nguyên tắc bảo vệ sức khoẻ
- Trước khi sử dụng điều hòa vào thời điểm giao mùa, hãy bật điều hòa từ 2 đến 3 giờ để không khí trong nhà lưu thông, loại bỏ nấm mốc khoẻ điều hoà.
- Khi điều hòa ngừng hoạt động lâu ngày, nên vận hành quạt gió để làm khô bên trong điều hòa để tránh nấm mốc phát triển.
- Khi sử dụng điều hòa thường xuyên, nên vệ sinh màng lọc điều hòa 2 tuần/lần để loại bỏ bụi bẩn, tránh bụi trở thành nguồn dinh dưỡng cho nấm mốc.
- Nên nhờ thợ chuyên nghiệp làm sạch hoàn toàn máy điều hòa hai năm một lần.
Theo Phạm Trang (Phụ Nữ Mới)