Thời đi học, hẳn ai cũng một lần mong ước đến danh hiệu học sinh giỏi. Sau cả năm học hành vất vả, ai cũng muốn thu về được kết quả tốt nhất. Phấn đấu được học sinh giỏi lại phải phấn đấu giỏi toàn diện tất cả các môn, giỏi xuất sắc. Thế nhưng, để đạt được danh hiệu "nở mày nở mặt" ấy, mỗi học sinh đều phải đáp ứng hàng tá các điều kiện khắt khe mà thầy cô đưa ra.
Dù mỗi trường có thể có cách tính điểm khác nhau nhưng hầu hết danh hiệu của học sinh đều được xét duyệt dựa trên hai yếu tố: học lực và hạnh kiểm. Cụ thể, về học lực phải đủ các điều kiện sau đây. Thứ nhất là môn Toán hoặc Văn phải có điểm trung bình trên 8.0. Thứ hai, không có bất cứ môn nào trung bình dưới 6.5. Thứ ba trung bình tất cả các môn phải trên 8.0. Và cuối cùng là các môn không tính điểm như Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Giáo dục Quốc phòng phải Đạt theo tiêu chí riêng của mỗi bộ môn. Cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng, đó là hạnh kiểm của bạn phải thuộc loạt Tốt.
Các tiêu chí ngặt nghèo và khắt khe như vậy nên mới có những niềm tiếc nuối vô bờ bến mỗi khi cầm trên tay bảng điểm ngày cuối năm:
Nỗi buồn sâu sắc và đau đớn nhất chính là việc bạn chỉ thiếu 0.1 điểm nữa là đủ điều kiện đạt học sinh giỏi...
Còn gì cay đắng hơn khi học lực bạn luôn đứng top đầu trong lớp nhưng hạnh hiểm khá lại kéo tụt xuống học sinh khá
Đắng lòng không kém là khi bạn học rất tốt các môn văn hóa nhưng chưa đạt thể dục...
Việt Hà (SHTT)