Hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày rằm tháng 7

03/08/2024 19:02:49

Ngày nay, các lễ tiết Trung nguyên, Vu Lan, Xá tội vong nhân vào ngày rằm tháng 7 đã trở thành sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của nhiều người Việt.

1. Rằm tháng 7 là ngày gì?

Tháng 7 âm lịch gắn liền với lễ cúng cô hồn bắt nguồn từ Trung Quốc, sau theo dòng chảy của văn hóa tới nhiều nước ở Châu Á. Tuy nhiên mỗi quốc gia vẫn có điểm khác biệt theo văn hóa riêng của các nước.

Thời hậu Đông Hán có một Đạo giáo - đạo đưa ra quan niệm về việc cúng “ngày Rằm tháng bảy”, họ gọi ngày này là tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 Âm lịch (ngày “mở cửa quỷ môn”) cho đến ngày 30 tháng 7 (ngày “đóng cửa quỷ môn”).

Ngày này còn được gọi là ngày “Xá tội vong nhân” hoặc “cúng cô hồn”, “cúng thí thực”. Nó cũng liên quan tới việc “đóng mở cửa quỷ môn”, khi đó các cô hồn bị chết oan, chết mà không có người thân thờ cúng… sẽ được lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người trần gian.

Theo tín ngưỡng Việt Nam, ngày này còn gọi là Lễ Vu Lan, lễ báo hiếu đấng sinh thành dưỡng dục "Vu lan về con cài lên ngực. Bông hồng vàng báo hiếu mẹ cha".

Hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày rằm tháng 7
Tiết Trung Nguyên - Tháng cô hồn

2. Nguồn gốc, ý nghĩa Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là ngày Lễ Vu Lan

Truyện kể dân gian rằng ngày Rằm tháng 7 xuất phát từ câu chuyện của Bồ tát Mục Kiều Liên - một trong những đệ tử giỏi của Đức Phật. Khi nghe tin mẹ ông bị lưu đày kiếp Ngạ Quỷ, vì thương mẹ nên ông dùng phép đến tìm mẹ và dâng cơm cho mẹ. Nhưng cơm vừa đến miệng mẹ thì lại biến thành tàn lửa. Mục Kiền Liên đau lòng quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ.

Phật nói rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Sau khi nghe lời Phật dạy thì ông đã thực hiện và cứu được mẹ. Về sau ngày Rằm tháng 7 được xem như ngày báo hiếu cha mẹ.

Rằm tháng 7 là ngày Xá Tội Vong Nhân

Theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" thì việc cúng cô hồn tháng 7 là do liên quan đến chuyện giữa ông A Nan Ðà và một con quỷ miệng lửa. Vào một buổi tối, khi A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ khô gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa bước tới. Quỷ nói rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và luân hồi thành ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá liền nhờ quỷ bày cho cách để tránh khỏi khổ đồ.

Qủy nói rằng: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên". A Nan đem chuyện thưa với Đức Phật, Phật liền đặt cho bài chú "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni" để tụng trong lễ cúng để thêm phúc phần.

Hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày rằm tháng 7 - 1
Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh

3. Những điều nên làm và kiêng kỵ trong Rằm tháng 7

Vì là tháng cô hồn có nhiều điều tâm linh dễ xảy ra vì vậy bạn cần biết những điều kiêng kỵ rằm tháng 7 sau đây:

- Không đi chơi đêm vào tháng cô hồn vì quan niệm cho rằng tối ma quỷ đi lang thang nhiều.

- Không đốt tiền vàng, vàng mã vì dễ thu hút ma quỷ kéo đến.

- Không nhổ lông chân vì theo quan niệm “một sợi lông chân quản 3 con quỷ” nên nếu nhổ lông chân trong tháng cô hồn sẽ dễ gặp chuyện xui xẻo.

- Không phơi quần áo buổi đêm vì có thể ma quỷ sẽ “mượn tạm” để mặc.

- Không ăn vụng đồ cúng.

- Không nhặt tiền lẻ rơi vì có thể là tiền người ta cúng bái, người nhặt sẽ phải chịu tai họa thay cho người rải tiền.

- Không treo chuông gió ở đầu giường vì dễ thu hút ma quỷ.

Hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày rằm tháng 7 - 2

Hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày rằm tháng 7 - 3

Hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày rằm tháng 7 - 4

 Thùy Dương (SHTT)