Đây là nơi tưởng nhớ 6 triệu người Do Thái ở châu Âu đã bị tàn sát trong quá khứ. Song thay vì tỏ lòng thành kính, nhiều người tới đây để tạo dáng "sống ảo", theo Daily Mail.
Shapira cho hay anh rất buồn khi thấy các bức ảnh "thả dáng" tại nơi linh thiêng xuất hiện trên các trang mạng xã hội, thậm chí tại một số ứng dụng hẹn hò.
Nam nghệ sĩ người Israel phản đối những màn selfie phản cảm tại chốn linh thiêng dành cho người Do Thái. |
"Mọi người nhảy múa, diễn hề, tập yoga... tại chốn yên nghỉ của những nạn nhân xấu số để chụp ảnh đăng lên mạng. Điều này thật khó chấp nhận", nam nghệ sĩ 28 tuổi tâm sự.
"Ngôi nhà" của anh hiện thu hút 10.000 lượt truy cập mỗi ngày. Shapira sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi liên quan tới các hành vi ứng xử tại khu vực đài tưởng niệm.
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ việc làm của Shapira, một số dân mạng cho rằng kiến trúc sư người Mỹ Peter Eisenman - người thiết kế đài tưởng niệm Holocaust - từng nói ông muốn du khách không coi nơi này là một nghĩa trang.
"Ông Peter hy vọng mọi người ghé thăm Holocaust trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái thay vì tang thương, sầu não", một thành viên bình luận.
Di tích Đài tưởng niệm Diệt chủng Do Thái được chính thức mở cửa từ năm 2005. Nơi này gồm hơn 2.700 khối bêtông được xây dựng liền kề trên diện tích tương đương 3 sân bóng đá.
Không chỉ là tượng đài dành cho người đã khuất, nơi đây còn dành cho những người sống sót sau nạn diệt chủng.
Nhiều người cho rằng việc các du khách tạo dáng tại đài tưởng niệm Holocaust không đáng bị lên án. |