Những mơ tưởng này của các bạn về môi trường đại học là điều dễ hiểu, không sai, chỉ là nó chỉ có thể xảy ra trong... truyền thuyết!
2. Chắc hẳn bạn đang tưởng tượng ra một cuộc sống độc lập, không bị bố mẹ giám sát thỏa sức bày bừa làm những điều mình thích đúng không... Ừ thì cũng đúng, nhưng thay vào đó nếu bạn cứ sống không có kỉ luật thì đứa bạn cùng phòng sẽ sớm "đá" bạn đi đó.
Đại học - cuộc sống màu hồng đang đợi bạn phía trước nếu.. |
3. Bạn sẽ được tự do chi tiêu, độc lập về tài chính. Ok, điều này là đúng, tuy nhiên thường là bạn sẽ không quản lý được chi tiêu của mình. Hàng đầu tháng sẽ là tiếng gọi quen thuộc của bà chủ nhà í ới đòi tiền nhà, và hàng cuối tháng lại làm bạn với mì gói thôi. Khủng hoảng tài chính của bạn khi ấy mới thực sự bắt đầu...
4. Không "sổ liên lạc", không áp lực điểm số cao thấp - đây hầu như là điều các bạn tân sinh viên đều nghĩ đến khi vào đại học. Vì tâm lý thoải mái không lo học hành, để rồi nước đến chân mới chạy nên số lần thi lại, học lại của các bạn xảy ra là điều đương nhiên. Lúc đấy bạn chợt nhận ra rằng, áp lực về điểm số kia chẳng là gì cả so với áp lực nợ môn...
5. Vào đại học, tha hồ nghỉ học không phải xin phép, trốn tiết không lo giáo viên chủ nhiệm báo cho các bậc phụ huynh. Thực ra thì thế này, đại học đúng là môi trường khá tự do, nhưng "bù lại" các giảng viên cũng điểm danh tùy hôm, liệu bạn có "đối phó" nổi? Chưa kể là điểm chuyên cần sẽ chiếm từ 10% đến 20% trong điểm học phần, nếu nghỉ quá nhiều bạn sẽ có nguy cơ bị điểm liệt đấy!
Bạn phân bổ thời gian hợp lý để vừa học hành hiệu quả vừa có thể "thả sức" vui chơi |
6. Đại học trong tưởng tượng của bạn là một thiên đường, mà ở đó bạn sẽ chẳng phải mệt mỏi học thêm học bớt. Bạn mặc sức giải trí thư giãn, đi chơi quả đúng như người ta đồn đại "học đại học nhàn lắm, chơi là chính". Nhưng có lẽ bạn chưa biết, nếu trước các kì thi ở PTTH bạn sẽ có thời gian ôn thi hàng tuần thì đại học, chuyện ôn thi 5,7 ngày cho 5,7 môn là chuyện không hiếm. Bạn đã hiểu "nhàn" là như thế nào chưa?
7. Sẽ không còn lo lắng giáo viên chủ nhiệm trách phạt các kiểu. Thiên đường đại học với một lớp đông ơi là đông, làm gì có thầy cô nào nhớ nổi tên bạn. Ừ thì đúng là như vậy, có điều nếu như ở cấp 3, một lớp chỉ có tầm 35-45 học sinh thì giảng đường đại học lại có một sức chứa lên tới vài trăm sinh viên. Thầy cô sẽ chỉ có nhiệm vụ giảng bài, việc hiểu hay không lại là phần của bạn.
Thế mới nói, môi trường đại học đòi hỏi ý thức tự giác từ các bạn sinh viên là chính. Tự do không có nghĩa bạn thích làm gì thì làm mà mặc kệ những hệ quả nó để lại. Cuộc sống sinh viên sẽ tuyệt vời và phần nào như mơ tưởng nếu các bạn phân bổ thời gian hợp lý để vừa học hành hiệu quả vừa có thể "thả sức" vui chơi.
Theo Hangcham (Trí Thức Trẻ)