Tuổi thơ lắm chông gai
Bố mẹ Thảo chia tay nhau từ khi cô nàng mới học cấp hai, từ đó Thảo lớn lên trong tình thương của bố, song nỗi nhớ mẹ cứ da diết khiến cô nàng phải trải qua quãng thời gian đầy khó khăn.
Với một đứa con gái mới lớn, việc cần mẹ bên cạnh chỉ dạy và tâm sự rất cần thiết, riêng Thảo, cô phải tự tìm hiểu mọi việc và những “nỗi niềm thầm kín”.
Buồn trước hoàn cảnh gia đình, lại muốn sống tự lập, Thảo đã vạch ra kế hoạch “tự làm tự ăn” ngay khi mới chỉ là học sinh cấp 3.
Năm học lớp 11, đầu tiên cô gái 9x vay vài trăm của anh trai để bán trà chanh, me đá ở vỉa hè, lên đến lớp 12 áp lực việc học nên Thảo nghỉ bán và chuyển sang kinh doanh online.
Thu nhập cũng không dư giả gì nhưng với chính số tiền mình kiếm được, Thảo luôn cảm thấy vui và tự hào.
“Bản thân mình sống khá nhảy cảm và dễ bị xúc động mạnh nên cũng khiến nhiều người xung quanh buồn lòng. Thật ra lúc trước mình bướng lắm, phải chuyển trường liên tục (3 năm cấp 3 học 3 trường).
Mặc dù mẹ là cô giáo dạy trường chuyên lớp chọn nhưng mình lại rất ngang và hư lắm. Lớn dần mình cũng ý thức được việc làm của bản thân là không tốt, ảnh hưởng đến người mình yêu thương nên cố gắng ôn thi Đại học.
Mình thi đỗ vào trường Sân khấu Điện ảnh khoa kịch hát dân tộc, lớp diễn viên chèo",Phương Thảo tâm sự.
Phương Thảo đã trải qua những năm tháng đầy khó khăn ở tuổi mới lớn. |
Trở thành cô đồng trẻ
“Bà nội mình là 1 đồng cựu, bà ra hầu từ khi mới 17 tuổi từ thời còn ăn quả bo bo. Bà kể thời đó không có khăn áo đẹp như bây giờ, mỗi giá hầu được nhận biết bằng màu áo thôi.
Khi mình 15 tuổi, tính mình ngông cuồng, rồi tự kỉ và làm nhiều thứ trái ngược với 1 người bình thường. Nhà còn tưởng mình bị thần kinh cho đi chữa bệnh", Phương Thảo nhớ lại.
Thời điểm này, cả Thảo và gia đình cứ nghĩ Thảo đang tuổi mới lớn nên tâm trí có phần thất thường nên cũng không quan tâm để ý lắm.
Cuộc sống của Phương Thảo cứ tiếp diễn cho đến khi cô nàng lập gia đình và chuyện gì đến cũng đến, tháng 8/2015 Thảo quyết định theo nghiệp hầu đồng.
Vì đồng trẻ bây giờ rất nhiều nên mọi người thường đánh đồng bằng ngôn từ “đồng đú”. Chia sẻ về vấn đề này, Phương Thảo cho rằng:
“Đồng bóng là đạo mẫu từ xưa, đây được coi là truyền thống chứ không phải cái nghề càng không phải là công việc để kiếm tiền. Mình lên án những suy nghĩ vụ lợi cá nhân khi đến với công việc tâm linh này.
Điều này không những sai đạo mà còn làm cho mọi người có cái nhìn sai lệch về hầu đồng - một nét đẹp tâm linh đáng tự hào của người Việt.”
Gia đình từng nghĩ Thảo bị thần kinh và đưa đi viện để chữa trị. |
Bên cạnh đó, Phương Thảo còn đang ấp ủ dự định trở lại trường học (ĐH SKĐA) sau thời gian bảo lưu để làm tròn thiêng chức của người mẹ.
Cô đồng 9x tiết lộ sẽ cố gắng học tập chăm chỉ, trau dồi bản thân để có thể vững vàng bước vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp.