Cách học sinh thông minh 'đối phó' với việc chép bài: Cắt nguyên đoạn lý thuyết dài dằng dặc từ sách dán vào vở, chơi vậy ai chơi lại

18/11/2019 11:15:00

Khi bạn thiếu sự chăm chỉ nhưng lại thừa trí thông minh thì bài tập cô giao về nhà cũng chẳng thể làm khó được bạn.

Mỗi khi học một môn nào đó, dù dài dòng và nhiều chi tiết như môn Văn hay ngắn gọn như Toán, Lý, Hóa... việc ghi chép bài để học sinh ghi nhớ được kiến thức là điều không thể tránh khỏi. Lượng kiến thức cần ghi chép lại nhiều đến nỗi chỉ cần lơ là một chút thôi, bạn có thể đã bỏ qua rất nhiều điểm cần lưu ý tới mức không hiểu được gì rồi. Chính vì thế, với tâm hồn ham chơi, thích nghịch ngợm và chọc phá của hội học trò, việc ghi chép bài đầy đủ ở trên lớp không hề dễ dàng chút nào.

Nếu không chép hết bài trên lớp thì bạn sẽ làm gì? Cách duy nhất để giải quyết vấn đề là...để dành về nhà chép sau, không có lựa chọn nào khác. Thế nhưng về đến nhà không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và chăm chỉ để ngồi chép lại bài trong khi chúng bạn thì liên tục réo gọi đi chơi. Thế là hội học sinh lại nghĩ ra 7749 cách thức để "đối phó" trong trường hợp này. 

Chẳng hạn như nam sinh dưới đây, do quá lười biếng mà cậu bạn này đã cắt hẳn đoạn lý thuyết từ sách giáo khoa vào vở ghi của mình để khỏi phải chép lại y nguyên. Được biết, tình cảnh này diễn ra khi cô giáo bảo cả lớp về nhà chép bài vì không đủ thời gian giảng dạy về động cơ điện một chiều. Rất nghe lời cô khi để trống hẳn một đoạn dài với ý nghĩ sẽ về chăm chỉ chép ra vở, thế nhưng khi về đến nhà, tính lười lại nổi lên nên cậu bạn láu cá này quyết định cắt luôn phần kiến thức đó dán vào.

Cách học sinh thông minh 'đối phó' với việc chép bài: Cắt nguyên đoạn lý thuyết dài dằng dặc từ sách dán vào vở, chơi vậy ai chơi lại
Ảnh: T.D/Trường Người Ta.

Dù bức ảnh đã thành công thu hút sự chú ý và gây cười cho cộng đồng mạng nhưng đa số đều cho rằng cách làm này không tốt vì học sinh sẽ không thể nhớ kiến thức nếu như không bỏ công sức ra học hành cẩn thận. Bên cạnh đó, một số cô cậu học sinh cũng cho biết đây là cách làm bị thầy cô "nắm thóp" và cấm triệt để từ lâu nên không thể sử dụng được.

JK (SHTT)