1. Khoe khoang giàu có
Đừng bao giờ khoe khoang sự giàu có của mình. Bởi vì một trong những điểm yếu của con người là quá tin tưởng người khác. Luôn có một số người ghen tị với phúc lành của người khác nhưng lại vui mừng khi chứng kiến đối phương đau khổ.
Hãy thử tưởng tượng bạn tham gia một buổi họp lớp và đột nhiên nói: "Hãy để tôi chia sẻ với mọi người. Tôi vừa mua được biệt thự và một chiếc ô tô mới. Nay tôi sẽ mời các bạn". Bạn nghĩ các bạn học sẽ vui mừng vì được bạn chiêu đãi, hay ganh tị trước thành quả của bạn? Điều rủi ro hơn cả là khi một vài bạn học thấy bạn đạt thành công, họ không chỉ nảy sinh ghen tỵ mà còn muốn lừa dối bạn.
Cho dù bạn có muốn chia sẻ cuộc sống của mình đến mức nào, đừng bao giờ phô trương sự giàu có của bản thân. Bởi lẽ chúng sẽ chỉ mang đến cho bạn nhiều rắc rối.
Tôi từng chứng kiến một người bạn vừa trúng xổ số thì lập tức có nhiều người thân, bạn bè tìm đến vay tiền anh ta. Thế nhưng hầu hết số tiền mà anh cho họ vay thì đều không bao giờ được trả lại. Mối quan hệ giữa anh và bạn bè, người thân dần trở nên căng thẳng.
Khoe khoang sự giàu có của bạn sẽ kích động lòng ghen tỵ của một số người khác. Vì vậy, đừng nên khoe về tài sản của mình, giữ khiêm tốn để cuộc sống của bạn bình yên, không có bất kỳ rắc rối nào.
2. Chi tiêu quá mức và phung phí tiền của
Chỉ khi rơi vào cảnh không có tiền, bạn mới hiểu cuộc sống của bản thân có thể đau khổ đến mức nào. Khi bạn còn trẻ, bạn có thể tiêu xài phung phí vào đầu tháng, sau đó húp mì gói vào cuối tháng. Nhưng khi chúng ta trưởng thành qua năm tháng, trách nhiệm trên vai càng nhiều thì việc phung phí tiền bạc là điều khó chấp nhận được.
Sau 30 tuổi, khả năng cạnh tranh trong công việc của chúng ta giảm dần, đồng nghĩa với việc thu nhập trong tương lai đầy bất ổn. Nếu bạn tiếp tục duy trì những thói quen tiêu dùng xấu, thì bạn sẽ phải trả giá cho hạnh phúc nhất thời của mình.
Bạn chi tiền quá nhiều cho quần áo thì bố mẹ bạn bớt dần cơ hội được thay quần áo mới.
Bạn chi tiền cho cờ bạc dẫn đến thua lỗ thì con bạn phải chuyển từ trường tư sang trường công.
Vì vậy, hãy cảnh giác với bẫy tiêu dùng, xây dựng thói quen chi tiêu đúng đắn. Đừng tiêu tiền phung phí, kiềm chế ham muốn vật chất và chỉ mua những thứ mình cần. Để xây dựng giàu có thì mất lâu dài nhưng quay trở về cuộc sống nghèo vì hết tiền lại là chuyện chỉ trong nháy mắt.
3. Bỏ bê sức khoẻ
Sau 30 tuổi, cơ thể con người dần suy thoái và đây là quy luật của tiến hoá. Cơ thể lão hoá là điều mà chúng ta không thể ngăn cản được. Tuy nhiên, sống một cuộc đời khoẻ mạnh hay cuộc đời nhiều bệnh tật lại là sự lựa chọn của mỗi người.
Có được sức khoẻ là điều quan trọng nhất. Vì vậy, bạn đừng nên đánh đổi sức khoẻ với tiền bạc, chẳng hạn như thường xuyên tăng ca làm việc quá nhiều dẫn đến cơ thể đờ đẫn, mệt mỏi.
Hãy hỏi bản thân: Bạn có làm việc quá sức trong thời gian dài, thức khuya, ăn uống thất thường và có những hành vi khác khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng quá mức không? Nếu có, tôi khuyên bạn nên dừng lại ngay lập tức.
Có một thống kê gây sốc: Độ tuổi trung bình của những người qua đời đột ngột chỉ là 43,8 tuổi. Những người qua đời vì đột tử ngày càng có xu hướng trẻ ra.
Một bác sĩ 26 tuổi từng qua đời khi đang làm việc ngoài giờ. Bài đăng cuối cùng trên mạng xã hội được chụp khi anh đang đi làm việc tối muộn ở bệnh viện với dòng chú thích: "Đã đến giờ tôi được tan làm".
Một cựu chủ tịch 36 tuổi đột ngột qua đời vì huyết khối tĩnh mạch não do làm việc quá sức suốt thời gian dài.
Sự ra đi của người sau 30 tuổi tưởng chừng chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng có thể lại là hậu quả của chuỗi thói quen xấu suốt thời gian dài. Thứ đắt giá nhất không phải tiền bạc mà chính là sức khoẻ.
Cũng vì thế, bạn đừng tiếc tiền chi tiêu cho sức khoẻ của mình. Hãy thường xuyên đi khám bệnh, ăn ngủ đúng giờ và không được bỏ bê bản thân. Dù cuộc sống có bận rộn đến đâu, bạn cũng phải chăm sóc cơ thể thật tốt và không lạm dụng sức khỏe của mình để trở nên giàu có.
Theo Nguyệt (Nguoiduatin.vn)