1. Đi mua sắm một mình
Khi đi mua sắm với bạn bè, số lượng cửa hàng bạn ghé thăm sẽ tăng lên một cách vô thức và sau những cuộc thảo luận sôi nổi, chi phí bạn phải bỏ ra thường cao hơn bình thường. Nếu bạn thực sự muốn mua một sản phẩm cụ thể, bạn nên đi mua sắm một mình để kiểm soát chi phí.
2. Chi tiêu ít hơn để có nhiều tự do
Hãy giảm bớt chi phí, tăng tiền tiết kiệm. Khi tiết kiệm, bạn mới có thể đạt tự do tài chính và cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Nhờ thế, ngay cả trong khoảng thời gian nghỉ việc, bạn cũng không gặp khó khăn về tài chính.
3. Đầu tư vào bản thân
Bạn cần chi những khoản cố định hàng tháng, nhưng đừng quên tiết kiệm một số tiền nhất định để đầu tư cho bản thân, ví dụ như tham gia các khóa học kỹ năng. Bất cứ thứ gì có ích trong công việc đều là một khoản đầu tư tốt. Nó sẽ giúp bạn kiếm thêm được nhiều tiền hơn trong tương lai.
4. Mua sắm sau 24 giờ
Nhiều quảng cáo hoặc món đồ được xuất hiện liên tục trên mạng có thể khiến bạn cảm thấy: "Tôi phải có thứ này." Lần sau khi gặp tình huống đó, hãy đợi 24 giờ trước khi thực sự chốt đơn. Trong thời gian này, bạn có thể thấy món hàng không còn thực sự quan trọng nữa.
5. Dành một phút để xem lại giao dịch mua hàng ngày hôm nay
Dành một phút để phân loại số tiền đã chi tiêu giúp bạn hình thành khái niệm về số tiền tiêu dùng mỗi ngày. Với những ngày bạn tiêu nhiều tiền, hãy xem xét khoản đã phát sinh.
6. So sánh khi mua sắm
Nếu bạn thường hối hận sau khi mua thứ gì đó, hãy so sánh lần mua sắm hiện tại với lần chi tiêu gần đây. và tự trả lời các câu hỏi như: Tôi có muốn mua chiếc áo len này không? Hay tôi nên ăn một bữa thịnh soạn trong kỳ nghỉ tháng tới?...
7. Chỉ chi tiền để giúp đỡ người khác trong giới hạn
Đôi khi bạn bè và gia đình có thể cần một số tiền gấp và hỏi vay bạn. Tất nhiên, họ là những người cần quan tâm, nhưng bạn cũng nên đánh giá số tiền, thời gian có thể cho vay. Điều quan trọng là đừng bao giờ vay tiền chỉ để trả nợ giúp người khác.
NT (SHTT)