Để có thể đối diện và dũng cảm vượt qua sóng gió ấy, chắc chắn sẽ là điều không hề dễ dàng. Thế nhưng, suốt 9 tháng qua, phượt thủ Trần Văn Tân (tên thường gọi là Tân Tân, SN 1991, quê Hà Tĩnh) vẫn kiên trì chống chọi với bệnh suy thận giai đoạn cuốibằng một tinh thần "thép". Và điều ấy, khiến chính anh cũng cảm thấy mình như đã vượt qua khỏi giới hạn và sức chịu đựng mà trước đó, vẫn nghĩ là không thể.
198 ngày làm dân du mục phiêu lưu khắp Việt Nam
Chúng ta thường có vài chục năm cuộc đời để sống và trải nghiệm rất nhiều thứ nhưng những năm tháng vui nhất là tuổi trẻ lại không phải quá dài. Không muốn mình phải luyến tiếc mãi vì thời trẻ không thể "cháy" hết với đam mê, Tân đã chọn cho mình một cách sống rất khác: luôn sống với "những chuyến đi dài".
Trần Văn Tân - phượt thủ 9X từng đi xuyên Việt chỉ với vỏn vẹn 1,5 triệu đồng. |
Cứ như thế, trải qua nhiều chuyến đi, những món quà lưu niệm gom từ mọi miền đất nước dần xếp chật kín khắp phòng trọ rộng chừng 20m2 và vòng tay bạn bè tri kỉ của Tân cứ thế mở ra rất rộng. Trong giới phượt thủ, chẳng còn mấy người không biết đến cái tên Tân Tân.
Tân thường cắm trại ngủ qua đêm trên bãi biển, ở đồi núi cùng chú chó nhỏ của mình. |
|
Hình ảnh của Tân trên chiếc xe Minsk yêu thích. |
|
Các điểm đánh dấu nơi đã đi qua của Tân gần như phủ kín bản đồ hình chữ S. |
|
Những kỉ niệm được Tân ghi lại trong nhật ký qua mỗi chuyến đi ngày càng dày lên. |
"Mình muốn trải nghiệm cảm giác sống ở bên ngoài, nơi hoàn toàn xa lạ, không ai quen biết với chiếc ví rỗng để thử khả năng sinh tồn của bản thân", Tân chia sẻ.
"Mình muốn sống như một dân du mục thực sự, được lao động và hòa nhập vào mảnh đất nơi mình đi qua". |
Cơn ác mộng suy thận và tinh thần thép của người phượt thủ
Sau khi kết thúc chuyến hành trình xuyên Việt năm 22 tuổi, Tân từng ước mơ năm 30 tuổi sẽ đi khắp thế giới. Sau đó sẽ về Hội An, xây một căn nhà nhỏ bên bãi biển và sống ở đó suốt đời.
Ước mơ của Tân là dựng một ngôi nhà nhỏ bên bãi biển An Bàng, Hội An và sống ở đó đến hết đời |
Từ một thanh niên khỏe mạnh, làm được rất nhiều việc, cuộc sống của Tân giờ đây phải gắn liền với bệnh viện. Cứ 2 ngày, cậu lại mất 4 tiếng vào viện lọc máu và sức khỏe trai tráng cảm giác như đã hoàn toàn tiêu tan.
Lúc mới biết mình bị bệnh, Tân rất buồn. Cậu thấy như cuộc đời đang xuống dốc. Ước mơ cùng bạn "nổ máy lên" đến "những cung đường dài xuôi ngược miền xa lắc lơ, để được sống với đam mê" với Tân như đang dần lùi về phía sau, càng lúc càng trở nên xa vời.
Dù bị bệnh nặng nhưng Tân vẫn kiên cường khẳng định mình sẽ không bao giờ bỏ cuộc. |
Thế nhưng trải qua quá trình điều trị, chuyển viện liên tục, Tân dần hiểu ra, trong cuộc sống này, vẫn còn rất nhiều người bất hạnh hơn cậu. "Mình thấy rất nhiều em nhỏ cũng mắc bệnh suy thận và nhiều người còn khổ hơn mình".
Tân dần hiểu rằng, giá trị cuộc sống này không nằm ở những chuyến đi, nó nằm lại ở tình yêu thương và sự sẻ chia. 9 tháng từ ngày phát hiện ra bệnh, Tân tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện, chia sẻ số tiền ít ỏi mà mình kiếm được với những bệnh nhân không may mắn khác. Càng khó khăn, 9X này càng sống mạnh mẽ, "sống như sông như suối".
Những khi buồn, Tân lại có rất nhiều kỉ niệm để nhớ về quãng thời gian sống hết mình cùng bạn bè. |
Khoảnh khắc Tân xúc động khi được đoàn tụ với anh em, bạn bè. |
|
Và gặp lại cô Thìn, người anh rất mến mộ khi còn ở Hội An. |
|
Rất đông bạn bè đã vượt hàng nghìn cây số để đến Hà Nội thăm Tân. |
Những sự lưu luyến nhớ về tình bạn ấy đã nuôi ước mơ đi phượt trở lại âm ỉ cháy trong Tân. Cậu khát khao gặp gỡ bạn bè, gặp cô Thìn, người đã cưu mang cậu khi còn ở Hội An, được cùng bạn bè lăn bánh xe trên những miền đất mới.