Khi đó, phái nữ thường không đủ khả năng để mua băng vệ sinh, và đến tận về sau giá của băng vệ sinh mới trở nên phải chăng hơn. Băng vệ sinh đã không thực sự được sử dụng cho đến năm 1929. Vậy trước đó các chị em đã đối phó với kinh nguyệt thế nào?
1. Mảnh vụn vải
Các mảnh vải hiển nhiên là lựa chọn thay thế cho băng vệ sinh. Vải có thể hấp thụ và giữ được kinh nguyệt trong khoảng thời gian tương đối dài và nhiều. Kể từ khoảng thế kỷ thứ 10, phụ nữ sử dụng mảnh vải vụn hoặc quần áo để giữ kinh nguyệt.
Những loại vải này cũng có thể dùng lại nhiều lần, sau khi dùng phái nữ sẽ phải giặt chúng. Việc này kéo dài ít nhất đến thế kỷ thứ 19, vì khi đó các tấm băng vệ sinh mới được phát minh. Tất nhiên, vào thời kỳ đó, không phải phụ nữ nào cũng có thể mua băng vệ sinh, nên việc dùng vải có thể kéo dài đến tận thế kỉ 20.
2. Giấy cói
Người Ai Cập cổ được cho là sử dụng loại giấy cói mềm thay băng vệ sinh. Cây cói được trồng và phát triển tự nhiên ở Ai Cập và được sử dụng nhiều mục đích, chủ yếu là viết.
Để làm giấy cói mềm mại, phụ nữ sẽ ngâm nó trong nước. Nước sẽ làm miếng giấy mềm hơn và dính lại với nhau. Tuy nhiên, đây chỉ là sự phỏng đoán, chưa có bằng chứng xác thực nào về việc này, vì các tài liệu cổ được ghi lại trên giấy cói mà loại giấy này rất dễ rách nên có những thông tin đã bị mất.
3. Len
Ở Hy Lạp cổ đại, người ta lấy len để sử dụng như băng vệ sinh. Thông thường, các thông tin về thời cổ đại chỉ được đưa ra qua các bằng chứng và lý luận, nhưng việc này lại có hẳn hồ sơ ghi chép lại. Băng vệ sinh len đã được Hippocrate – bác sĩ Hy Lạp cổ đại trong thế kỷ thứ IV và V ghi lại.
4. Vỏ cây tuyết tùng
Vỏ cây tuyết tùng, nghe thì có vẻ khô ráp và đau đớn, nhưng chúng đã được sử dụng bởi người Mỹ bản địa như màng thấm kinh nguyệt, thậm chí là tã. Mặc dù là loại cây thân cứng, nhưng nó ẩn chứa vài đặc tính có thể làm một miếng băng vệ sinh dù không quá thoải mái.
Trước hết, vỏ cây tuyết tùng rất nhẹ và mỏng. Thứ hai và quan trọng nhất là chúng có khả năng hấp thụ tốt. Đặc tính giữ độ ẩm tốt cũng như nhẹ làm cây tuyết tùng trở thành ứng viên sáng giá thay thế cho băng vệ sinh.
5. Bọt biển tự nhiên
Trong thời cổ đại, phụ nữ các vùng duyên hải đã sử dụng bọt biển tự nhiên như băng vệ sinh. Miếng bọt biển như chúng ta vẫn biết, có khả năng hấp thụ rất tốt. Dù vậy, người ta đặt ra câu hỏi liệu dùng miếng bọt biển từ biển có thực sự an toàn. Vì thời kì đó cách chúng ta hàng nghìn năm, nên các nhà khoa học khó mà tìm ra bằng chứng rằng sử dụng như vậy có gây ra tác hại gì hay họ có xử lí miếng bọt biển trước khi dùng.
Hiện nay, với nỗi sợ hội chứng nhiễm độc cấp tính, việc sử dụng bọt biển ở thời hiện đại tăng lên, do đó Cục quản lý dược liên bang đã nghiên cứu và phân tích rằng bọt biển không an toàn do vi khuẩn, men và các chất gây hại khác.
Mặc dù vậy, những miếng bọt biển này vẫn được bán và sử dụng bởi nhiều công ty. Với công nghệ tiên tiến hơn, những miếng bọt biển sẽ trải qua quy trình tẩy rửa và khử trùng kỹ lưỡng hơn, do đó rủi ro có thể giảm. Tuy nhiên, nếu những miếng bọt biển này có nguy cơ gây hại cao trong thế giới ngày nay, chúng chắc chắn có thể độc hại nhiều hơn ở hàng ngàn năm trước.
6. Cỏ
Cỏ được sử dụng như một miếng băng vệ sinh ở Châu Phi và Úc. Đầu tiên, chúng đơn giản chỉ là một tấm lót từ sợi cỏ và sợi thực vật. Sợi thực vật là những vật liệu như lanh hoặc bông vải.
Các băng vệ sinh được làm bằng cách đan các cuộn cỏ và rễ với nhau. Việc sử dụng cỏ ở bất kỳ hình thức nào cũng không hề dễ chịu. Một số loài cỏ, như thảm cỏ, có thể đủ mềm để sử dụng. Các loại cỏ khác, có thể gây ngứa, thô, khô, hoặc đau đớn.
Mặc dù có nhiều loại cỏ cũng không độc hại hay gây đau đớn, nhưng cỏ không nên được xếp vào hạng mục chăm sóc sức khoẻ kinh nguyệt. Đáng buồn, ở Châu Phi việc chăm sóc kinh nguyệt còn kém kể cả ngày nay, ở một số nơi phụ nữ vẫn phải dùng vải vụn và giặt chúng thường xuyên. Đôi khi chúng không kịp khô gây ra nhiễm trùng và các loại bệnh.
7. Giấy
Ở Nhật Bản, phụ nữ được cho là đã sử dụng cuộn giấy làm băng vệ sinh và băng nó lại tại chỗ. Có thể hiểu rằng việc này phải được thay trung bình khoảng 10 lần một ngày. Tuy nhiên, giấy ở Nhật Bản vào thời điểm đó đã có độ bền và thấm hút đáng kể.
8. Lông thỏ
Có nhiều minh chứng cho rằng phụ nữ đã dùng lông thỏ vào kỳ kinh nguyệt, nhưng có rất ít nguồn ghi chép xác minh điều này. Các nền văn hoá như người Mỹ bản địa, châu Phi và một số nơi chắc chắn đã sử dụng lông của thỏ và nhiều động vật khác cho nhiều mục đích khác nhau, như quần áo và chăn. Bởi lông thỏ rất mềm và dẻo dai, sẽ không đáng ngạc nhiên nếu phụ nữ sử dụng chúng để thấm kinh nguyệt hàng tháng, nhưng điều này là chưa chắc chắn.
9. Không gì cả
Trong thế kỷ 19 ở Châu Âu, phụ nữ để kinh nguyệt ra tự nhiên. Bởi khi ấy không có vật phẩm nào được phát minh để họ mua hay sử dụng. Họ có thể tự chế băng vệ sinh từ vải hay tấm trải giường nhưng việc này gần như quá tốn kém. Trong trường hợp nào, hầu hết phụ nữ nghèo đã không thể làm gì và để kinh nguyệt chảy tự nhiên. Ngay cả thời đại này, những người không có lựa chọn nào cũng phải để nó chảy tự nhiên và thực tế một số người còn cố tình làm điều này.
Theo Thảo Phương (Khampha.vn)