Sử dụng nước bọt làm chất bôi trơn cho 'chuyện ấy' có thể gây nguy hiểm cho vùng kín

30/06/2019 10:03:39

Hiện nay, rất nhiều người có thói quen sử dụng nước bọt làm chất bôi trơn trong "chuyện ấy". Trên thực tế, thói quen này rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe "vùng kín".

Khô âm đạo là hiện tượng chị em phụ nữ nào cũng có thể mắc phải. Tình trạng này trở thành trong những nguyên nguyên nhân hàng đầu làm mất ham muốn, tạo cảm giác khó chịu trong "cuộc vui".

Sử dụng nước bọt làm chất bôi trơn cho 'chuyện ấy' có thể gây nguy hiểm cho vùng kín

Felice Gersh, chuyên gia phụ khoa kiêm tác giả của cuốn PCOS SOS: A Gynecologist's Lifeline to Naturally Restore Your Rhythms, Hormones, and Happiness, chia sẻ: "Khi không có chất bôi trơn, hầu hết bệnh nhân của tôi đều dùng nước bọt để thay thế".

Họ nghĩ đây hoàn toàn là chất bôi trơn tự nhiên, luôn luôn có sẵn và miễn phí. Trên thực tế, nước bọt rất có hại cho vùng kín vì những nguyên nhân dưới đây:

Gây bệnh lây truyền qua đường tình dục

Mọi bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có thể lây lan đến bộ phận sinh dục qua nước bọt. Nói cách khác, nếu đối tác mắc herpes ở miệng, sử dụng nước bọt của người này nhằm bôi trơn sẽ khiến "vùng kín" của bạn nhiễm bệnh. Hiện tượng này xảy ra rất phổ biến và trở thành một trong những nguyên nhân chính gây mụn rộp sinh dục.

Sử dụng nước bọt làm chất bôi trơn cho 'chuyện ấy' có thể gây nguy hiểm cho vùng kín - 1
Mọi bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có thể lây lan đến bộ phận sinh dục qua nước bọt.

Mira Aubuchon, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề phụ khoa kiêm bác sĩ tại tổ chức sức khỏe sinh sản Missouri cho biết, virus vẫn có thể lan truyền ngay cả khi dấu hiệu herpes không rõ rệt. Dù thường làm xuất hiện mụn nước hoặc vết loét trên cơ thể, vấn đề sức khỏe này cũng có thể không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài.

Ngoài ra, herpes không phải là bệnh lây truyền duy nhất bạn có thể mắc phải khi sử dụng nước bọt bôi trơn. Bệnh lậu, chlamydia, HPV, giang mai và trichomonas cũng nằm trong danh sách này. Giống như herpes, những bệnh nhiễm trùng này có thể không gây bất kỳ triệu chứng nào và dễ khiến mọi người chủ quan.

Bị nhiễm trùng âm đạo

Bác sĩ Gersh cho biết, vi khuẩn trong nước bọt rất khác với vi khuẩn trong âm đạo. Về cơ bản, nước bọt chứa các enzym có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Khi bạn đưa các vi khuẩn và enzim này vào âm đạo, chúng sẽ làm đảo lộn hệ vi sinh vật vùng kín và có thể gây nhiễm trùng nấm men hoặc nhiễm khuẩn âm đạo.

Sử dụng nước bọt làm chất bôi trơn cho 'chuyện ấy' có thể gây nguy hiểm cho vùng kín - 2
Sử dụng nước bọt làm chất bôi trơn tạm thời cho "cuộc vui" là việc làm đủ để thay đổi hệ vi khuẩn trong vùng kín.

Theo Huma Farid, chuyên viên y khoa kiêm bác sĩ phụ khoa tại Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess ở Boston, cả hai bệnh nhiễm trùng này tuy gây khó chịu nhưng hoàn toàn có thể chữa được nếu sự mất cân bằng của nấm và vi khuẩn trong âm đạo được giải quyết. Nhìn chung, sử dụng nước bọt làm chất bôi trơn tạm thời cho "cuộc vui" là việc làm đủ để thay đổi hệ vi khuẩn trong vùng kín.

Có thể gây kích ứng hoặc rách âm đạo trong trường hợp nghiêm trọng

Ngay cả khi nước bọt không gây nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng âm đạo, bạn vẫn không nên sử dụng chúng để bôi trơn.

Chuyên gia Gersh cho biết, nước bọt được sinh ra để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nên hiển nhiên sẽ không có hiệu quả như các sản phẩm bôi trơn chuyên dụng. Nước bọt không quá trơn, dễ bay hơi, khô nhanh và có thể gây khó chịu.

Mặt khác, các sản phẩm bôi trơn được thiết kế để rất giống với chất bôi trơn tự nhiên trong "vùng kín". Chúng tạo cảm giác trơn nhẹ nhàng nên giúp giảm ma sát rất nhiều so với nước bọt. Ma sát lớn có thể gây kích ứng hoặc rách âm đạo trong trường hợp nghiêm trọng. Hơn nữa, ngoài việc gây đau đớn, hiện tượng này có thể tạo điều kiện để các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Theo Hồng Quân (Helino)

Nổi bật