Ra máu khi “quan hệ”, dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

22/03/2016 11:33:29

Ra máu khi quan hệ tình dục là dấu hiệu bất thường nhưng bị nhiều chị em bỏ qua.

Ra máu khi quan hệ tình dục là dấu hiệu bất thường nhưng bị nhiều chị em bỏ qua.


Chị N.T. Trang (Hoàng Mai, Hà Nội) không khỏi ngại ngùng khi tiết lộ lý do mình phải đi khám phụ khoa. Đó là, thời gian gần đây, mỗi lần vợ chồng “quan hệ” là chị lại bị ra máu ở âm đạo. Chị cứ nghĩ do chồng quan hệ mạnh mới thế nên không đi khám. Tuy nhiên, những lần sau, dù chồng rất nhẹ nhàng chị vẫn thấy hiện tượng ra máu không chấm dứt, thậm chí còn kèm theo cả cảm giác đau. Lo sợ bị bệnh gì, chị đi khám thì bác sĩ cho biết có khả năng chị bị viêm nhiễm âm đạo nặng, cần phải làm các xét nghiệm chẩn đoán cụ thể để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng chức năng sinh sản sau này.


Chị D. H. Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng trong tình trạng tương tự. Chị cho biết, bản thân chị rất sạch sẽ, mỗi lần trước và sau khi quan hệ vợ chồng chị đều vệ sinh sạch sẽ. Nhưng không hiểu, thời gian gần đây, cứ mỗi lần “quan hệ” là chị lại có cảm giác đau ở “vùng kín” và xuất hiện máu. Điều này ám ảnh chị trong nhiều ngày. Chị quyết định đi khám thì được biết đó là do viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ra.

Nhiều nguyên nhân khiến chị em bị ra máu khi “quan hệ”

Theo các chuyên gia sản khoa, có rất nhiều lý do khiến phụ nữ bị chảy máu khi quan hệ, ví dụ như bị polyp âm đạo hay tử cung. Polyp thực chất là một mẩu thịt thừa, hình thành do các tuyến ở tử cung quá phát triển. Khi có polyp, bệnh nhân hay bị rong huyết (chảy máu giữa 2 kỳ kinh), ra máu sau quan hệ tình dục, kinh nhiều...

Chảy máu khi “quan hệ” có thể do tổn thương âm đạo, âm hộ trong quá trình giao hợp. Nguyên nhân thường là do các cặp đôi không biết cách, thực hiện sai kĩ thuật, động tác quá mạnh.

Bên cạnh đó, những viêm nhiễm tại âm đạo (do vi khuẩn, ký sinh trùng...) cũng có thể khiến niêm mạc sung huyết, phù nề, khi có sự cọ xát, va chạm làm cho âm đạo dễ bị trầy xước, tạo ra những vết thương hở và chảy máu trong lúc cả hai có quan hệ tình dục. Bình thường, nếu như các tổn thương nhỏ, không quá nghiêm trọng thì có thể tự lành sau một thời gian ngắn. Những tổn thương này nếu không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách sẽ có thể tiếp tục gây viêm nhiễm và chảy máu trong những lần quan hệ tình dục sau đó.

Một lý do nữa dẫn đến tình trạng này là bệnh rong kinh ở một số chị em. Rong kinh là hiện tượng ra máu (dù không nhiều) ở những ngày sau khi kinh nguyệt đã kết thúc. Lượng máu ra lúc này rất ít, tưởng chừng đã hết hẳn, và khi quan hệ tình dục, âm đạo co bóp mạnh thì máu bị tống xuất ra ngoài. Kể cả những trường hợp sau khi cắt tầng sinh môn quan hệ sớm cũng làm chảy máu âm đạo.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai… cũng có thể gặp hiện tượng ra máu khi có quan hệ tình dục.

Làm gì nếu bị ra máu khi “quan hệ”

Để phòng tránh ra máu khi quan hệ các cặp vợ chồng không nên áp dụng những tư thế khó, thô bạo  nếu thấy máu ra và  đau khi quan hệ cần dừng lại.


Hiện tượng chảy máu khi quan hệ ở phụ nữ không phải là hiếm gặp, tuy nhiên đây có thể biểu hiện nhiều bệnh tật mà chị em không biết. Ra máu vùng kín khi “quan hệ” cũng là điều không thể xem thường, chị em nên đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và chỉ định cách điều trị thích hợp. Có những người thấy lượng máu ra ít, tự cầm lại được nên đã chủ quan để hiện tượng này kéo dài mà không đi khám, đến khi phát hiện thì bệnh đã nặng, khó chữa hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Những chị em bị khô hạn trong chuyện tình dục có thể dùng thêm chất bôi trơn để tránh khô rát dễ gây tổn thương thành âm đạo.

Trong thời gian điều trị bệnh, cần tránh suy nghĩ thái quá, điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt – ăn uống – nghỉ ngơi thuận theo tự nhiên.

Trường hợp ra máu khi quan hệ do viêm nhiễm phụ khoa, chị em cần đi khám và tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ. Chị em cũng nên bổ sung một số thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe như các sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược như: Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh, kết hợp với Immune Gamma để giúp cân bằng pH âm đạo và tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, giúp bệnh nhanh khỏi và bảo vệ sức khỏe của mình.

>> 11 địa điểm tuyệt đối không được làm "chuyện ấy"
>> Giúp chồng... nồng nhiệt tình dục

Theo Saga (afamily.vn/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật