Giống như vang đỏ và pho-mát rắc, một số thứ ngày càng trở nên tốt hơn cùng với thời gian. Nhưng bạn thường không thể đủ sức vặn xoắn cơ thể mình để vừa với tư thế “yêu” thuở còn đôi mươi.
Tuổi 30
Theo một nghiên cứu ở Anh, khoảng 25% bà bầu trải nghiệm cảm giác đau đớn quanh khu vực xương chậu và khoảng 8% vẫn chưa hết cảm giác đó suốt 2 năm sau sinh. Hiện tượng này thường bắt nguồn từ hội chứng “đau khớp xương chậu” – cảm giác khó chịu quanh xương cùng (ở cuối cột sống) và xương chậu (hai xương lớn hình thành nên khung xương chậu). Kết quả là, nhiều phụ nữ ở độ tuổi 30 cảm thấy đau đớn khi thực hiện một số tư thế yêu. Để tránh điều này, chuyên gia trị liệu vật lý Isa Herrera (ở New York) gợi ý tư thế quan hệ “bốn chi” với hai chân, hai tay chạm giường/sàn. Khi đó, khung xương chậu sẽ được nâng đỡ phù hợp.
Ngay cả khi đau xương chậu không phải là rắc rối bạn gặp phải, sự nhạy cảm ở vùng dưới thắt lưng vẫn là hiện tượng phổ biến, đặc biệt sau khi bạn vừa sinh nở. “Vùng dưới của bạn vẫn có thể bị đau và yếu, do đó, lưng cũng sẽ chịu ảnh hưởng”, chuyên gia Herrera giải thích.
Cô gợi ý tư thế úp thìa – bạn nằm bên người kia, hoặc mặt đối mặt hoặc cùng hướng về một phía. Thật tuyệt cho những người mới vừa làm mẹ - cơ thể họ vốn chưa hoàn toàn hồi phục - khi sử dụng tư thế này bởi nó giúp họ kiểm soát được việc “xâm nhập” từ phía đối phương.
Tuổi 40
Chứng đau thần kinh tọa (sciatica) – cảm giác đau đớn ở vùng lưng dưới hoặc hông, chạy dọc xuống qua từng chân – có xu hướng lần đầu xuất hiện khi bạn bước vào độ tuổi từ 30-40. Đây là kết quả nhiều nghiên cứu của Học viện Phẫu thuật chỉnh hình Mỹ. Hai tư thế tuyệt vời nhất khi bước vào độ tuổi 40 và có thể phải đối diện với chứng đau thần kinh tọa vẫn là “úp thìa” và “bốn chi” (như trên) bởi chúng giúp giải tỏa áp lực cho thần kinh tọa, Natalie Sidorkewicz, nhà nghiên cứu tiến sĩ tại Đại học Waterloo (Canada)giải thích.
Nhưng nếu bạn tự tin mình có thể phiêu lưu, mạo hiểm hơn thế, hãy thử tư thế “nữ cao bồi ngược” - nữ ngồi ở trên, quay mặt về phía sau trong khi người nam nằm. Nhưng lưu ý, không được ngả người về trước vì nó có thể làm tăng cảm giác đau.
Bạn cũng có thể thử tư thế “úp thẳng” – biến thể của tư thế “bốn chi”: Bạn nằm úp mặt, đầu gối hơi cong lên và hông hơi nâng lên (như vậy, mông bạn sẽ không chạm giường/sàn). Đặt một chiếc gối dưới ngực để hỗ trợ. Tư thế này giúp cột sống bạn thẳng và nhờ đó giảm đau.
Tuổi 50
Qua giai đoạn mãn kinh, việc sụt giảm lượng estrogen có thể khiến “chuyện ấy” trở nên đau đớn vì lúc này, bạn phải đối mặt với hiện tượng khô hạn và mô âm đạo mỏng đi. Bạn cũng có thể bị “sa xương chậu” – một cơ quan của vùng khung chậu như bàng quang tụt khỏi vị trí thông thường của nó và gây áp lực lên âm đạo.
Hãy thử tư thế ngồi khi bạn đối diện với anh ấy. Nhờ vậy, bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn, giảm áp lực gây khó chịu.
Một lựa chọn khá là nằm ngửa với một chiếc gối kê dưới hông và đùi, giúp mở rộng khung chậu và âm đạo cho mọi chuyện dễ dàng hơn. Bạn có thể kê thêm đệm/gối nếu xương và khớp của bạn bắt đầu có cảm giác hơi đau.
Tuổi 60
Khoảng 1/3 nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 60 mắc bệnh viêm xương khớp (osteoarthritis). Do đó, tư thế đặt nhiều áp lực lên đầu gối hay hông – như “bốn chi” hoặc “nữ cao bồi” đều không nên sử dụng. Chuyên gia vật lý trị liệu Lynn Berman (New York, Mỹ) cho biết: "Tôi cố gắng khích lệ bệnh nhân của tôi dùng tư thế đứng và "quan hệ" từ phía sau. Nhờ đó, họ sẽ giảm được áp lực lên khớp, đồng thời giúp củng cố sức mạnh của xương".
Nếu bạn bị đau lưng – do hệ quả của bệnh viêm xương khớp cột sống hay một chứng gai cột sống (spinal stenosis) – cảm giác đau đớn có thể trở nên nghiêm trọng nếu bạn cong lưng hoặc nằm sấp. Trường hợp này, tư thế “truyền thống” với phần lưng dưới được hỗ trợ bởi một chiếc gối là lựa chọn hoàn hảo. Tư thế “cưỡi ngựa” cũng có hiệu quả giảm đau vì bạn là người kiểm soát chuyển động. Thay vì sử dụng xương sống để xoay khung chậu, hãy dùng đầu gối và hông sẽ an toàn hơn.
Theo Huyền Nguyễn (afamily.vn/Trí Thức Trẻ)