Nếu bỗng nhiên âm đạo của bạn bị chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt, bạn cần theo dõi và đi khám sớm vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.
Xác định được chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Để biết hiện tượng chảy máu đó là bình thường hay bất thường, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định được chu kỳ kinh nguyệt chuẩn của mình.
- Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 ngày tính từ ngày máu kinh xuất hiện. Trung bình thời gian "đèn đỏ" của chị em kéo dài 3-4 ngày, một số người dài hoặc ngắn hơn 1 chút.
- Bất kỳ hiện tượng chảy máu nào diễn ra trong phạm vi của chu kỳ kinh nguyệt của bạn được cho là hiện tượng chảy máu bình thường, không có gì phải lo ngại.
Bạn cần nắm được chính xác đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng của mình để biết khi nào bị chảy máu bất thường |
So sánh lượng máu xuất huyết với chu kỳ trước
Chị em nên theo dõi lượng máu kinh nguyệt của mình trong thời kỳ "đèn đỏ" hàng tháng để nắm rõ đặc điểm và lượng máu kinh nguyệt của mình. Chỉ có theo dõi để nắm bắt được chính xác chu kỳ của bạn mới có thể biết, khi nào cơ thể bạn bị chảy máu âm đạo bất thường.
- Chu kỳ kinh của bạn kéo dài trong bao lâu (thường là 3-7 ngày) và lượng máu nhiều ít như thế nào? (hầu hết mọi phụ nữ sẽ ra máu nhiều hơn trong hai ngày đầu tiên của thời kỳ "đèn đỏ".
- Trung bình chị em sẽ mất từ 30-80 ml máu trong 1 chu kỳ đèn đỏ. Thế còn chu kỳ của bạn thì sao?
- Tốt nhất, bạn nên ghi lại thời kỳ đèn đỏ từng tháng để biết chu kỳ kinh của mình kéo dài bao nhiêu ngày (bình thường là từ 25- 35 ngày)
- Thậm chí việc chảy máu này rơi đúng vào thời kỳ "đèn đỏ" của bạn thì việc dòng chảy nhiều hơn bất thường cũng cần được lưu ý và theo dõi.
+ Bạn có thể đo lượng máu đã chảy ra bằng việc đã sử dụng bao nhiêu miếng băng vệ sinh. Nếu bạn sử dụng nhiều hơn 6 miếng băng vệ sinh 1 ngày, chắc chăn đã có điều gì đó bất thường xảy ra.
+ Ngoài ra, nếu lượng máu có vẻ bình thường nhưng thời gian của kỳ "đèn đỏ" kéo dài hơn bình thường, bạn cũng nên chú ý.
|
Chảy máu âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu của hiện tượng sẩy thai, mang thai ngoài tử cung hoặc xuất hiện sau khi phá thai |
Nguyên nhân khiến bạn bị xuất huyết âm đạo
- Xuât huyết âm đạo trong thời gian đầu mang thai: có thể là dấu hiệu sớm của hiện tượng sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. Nếu bạn làm xét nghiệm thấy báo có thai đi kèm với hiện tượng xuất huyết âm đạo, hãy đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
- Sau khi tiến hành phá thai: giai đoạn nhạy cảm này cũng có thể khiến âm đạo của bạn bị chảy máu ngoài chu kỳ kinh.
- Mất cân bằng nội tiết tố: đặc biệt là sự mất cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Để biết chắc chắn, bạn nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra.
- Dụng cụ tránh thai cũng có thể gây chảy máu: nếu bạn đang sử dụng vòng tránh thai thì chúng cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường do bị lệch hoặc khiến âm đạo và cổ tử cung của bạn đang bị viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục: chảy máu âm đạo cũng có thể xảy ra sau khi quan hệ tình dục do bị khô âm đạo hoặc quan hệ quá mạnh làm tổn thương "vùng kín" của bạn.
- Do polyp tử cung hoặc u xơ tử cung: đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ đã có con. Triệu chứng đi kèm là bụng lớn lên và thường lâm râm đau. Nếu bạn nghi ngờ rằng đang có 1 khối polyp hoặc u xơ tử cung trong âm đạo, nên đi khám bác sỹ sớm.
- Viêm nhiễm phụ khoa: đây cũng có thể là nguyên nhân khiến "vùng kín" của bạn bị chảy máu bất thường.
|
Trong trường hợp xấu nhất, hiện tượng chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung |
Chính vì thế, ngay khi nhận thấy bạn đang bị chảy máu bất thường ở "vùng kín", bạn cần đi khám để được bác sỹ chuẩn đoán và điều trị ngay lập tức.
Theo Hương Giang (Eva.vn)