Nam giới có bao quy đầu phủ mặt ngoài "cậu nhỏ" để bảo vệ, lớp niêm mạc bên trong bài tiết chất dịch bôi trơn, làm cho da quy đầu và quy đầu không quá khô ráp. Do vậy, một khi bao quy đầu có vấn đề, tất sẽ tạp ra viêm bao quy đầu cấp tính hoặc mạn tính.
“Viêm bao quy đầu” là chứng phản ứng viêm ở bao quy đầu, quy đầu, nguyên nhân gây viêm tùy theo độ tuổi có khác nhau. Viêm bao quy đầu trẻ nhỏ phần nhiều do bọc tã không thoáng khí, hoặc do phân, nước tiểu gây viêm, làm cho bao quy đầu xảy ra đỏ sưng, nóng đau. Viêm bao quy đầu ở người lớn: hẹp bao quy đầu, giao hợp không sạch sẽ, tiếp xúc hóa chất, chấn thương hoặc quần áo ma sát…
Nguyên nhân gây viêm bao quy đầu
Nói cách khác, viêm bao quy đầu có thể chia làm 4 loại: do chấn thương, do tiếp xúc, do thuốc và do lây nhiễm. Chỉ nói riêng về chấn thương, phân nửa do ngoại lực, bị kẹp dây kéo, khi giao hợp, khi ấy bao quy đầu sưng - đỏ - đau tương đối. Nếu do nhiễm ký sinh trùng chấn thương dương vật, thì có thể xuất hiện cảm giác ngứa ngáy đi kèm.
Nguyên nhân viêm bao quy đầu do tiếp xúc, phần nhiều do dùng thuốc sát trùng tại chỗ hoặc cao mềm gây ra. Viêm bao quy đầu do thuốc thường có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, hơn nữa bộ phận bị viêm nhiễm có diện tích không lớn hơn so với viêm bao quy đầu do nhiễm trùng, chỉ thấy một mảng duy nhất hoặc một mảng nhỏ trầy xước rất nông, điều quan trọng là trước đó đã dùng một loại thuốc nào đó, trong đó thuốc gây ra chứng viêm này thường gặp nhất là Tetracycline.
Thường gặp nhất do lây nhiễm!
Viêm bao quy đầu do lây nhiễm là một loại viêm thường gặp nhất, nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Loại nấm gây bệnh thường gặp là Candida, có triệu chứng bao quy đầu, quy đầu đỏ sưng, đôi lúc bắt gặp những đốm trắng, lở loét, không đồng đều, phủ trên bề mặt quy đầu; trùng roi âm đạo cũng là ký sinh trùng gây viêm bao quy đầu, thông thường thấy dạng lở loét. Còn có một dạng lở loét quy đầu là do nhiễm khuẩn, xảy ra nhiều trong bệnh da dương vật, thường có chất bài tiết hôi tanh, bề mặt quy đầu có rất nhiều đốm nhỏ lở loét dạng nông.
Tương tự, giang mai cũng có thể gây viêm quy đầu, nhưng thường sau khi hạ cam hình thành, thì trên quy đầu mới xuất hiện màu trắng đều, hơn nữa quy đầu sẽ phù nề, khác với viêm bao quy đầu do lây nhiễm khác, cả quy đầu đỏ sưng, có mùi hôi và bài tiết chất dịch.
Rửa thật sạch sẽ để tránh viêm
Xét từ các loại viêm bao quy đầu, quy đầu nêu trên, sự lây nhiễm gây viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ, có quan hệ mật thiết với hẹp bao quy đầu và việc sử dụng tã lót, vệ sinh không triệt để. Đấy là vấn đề tại sao nhiều thầy thuốc kiến nghị cha mẹ nên cắt bao quy đầu cho các trẻ lúc còn nhỏ, để đảm bảo việc làm sạch tại chỗ và không ảnh hưởng sự phát triển sau này.
Đối với viêm bao quy đầu ở người lớn, nguyên nhân đương nhiên khác hẳn với trẻ nhỏ, nhưng nguyên tắc dự phòng bảo vệ sức khỏe là như nhau. Nam giới thường ngày nên mặc quần rộng, đảm bảo sạch sẽ và vệ sinh tại chỗ, người hẹp bao quy đầu khi tắm, nên dùng tay lật lên da quy đầu, tuột về phía sau, sau đó rửa sạch chất bẩn trên da, da và quy đầu cũng nên dùng nước dội rửa nhẹ nhàng, viêm bao quy đầu tái phát nhiều lần, nên đắn đo phẫu thuật cắt bao quy đầu.
Ngoài ra, nên tránh giao hợp không vệ sinh và hành vi tình dục không thích hợp, khi gặp thể chất dị ứng, nhất là đối với Tetracycline hoặc một số thuốc sulfamid có thể gây viêm bao quy đầu, càng nên thông báo cho bác sĩ biết trước.
Theo LY.DS. Bàng Cẩm (Sức Khỏe & Đời Sống)