Củ súng trị di tinh, bạch đới

16/01/2017 11:40:00

Củ cây súng (nam khiếm thực) có tên khoa học Nymphaea nouchali Burm f.N otellata Willd, họ súng.

Củ cây súng (nam khiếm thực) có tên khoa học Nymphaea nouchali Burm f.N otellata Willd, họ súng.

Củ súng và cuống hoa (bông súng) đều có chứa nupharin, một hoạt chất estrogen. Dùng làm thuốc dịu dục tính, gây ngủ chống co thắt, trợ tim và hô hấp, làm săn se (thu sáp, thu liễm). Chữa các bệnh di tinh, bạch đới, mất ngủ, tim hồi hộp, lỵ, tiêu chảy, viêm đường tiết niệu, đau lưng mỏi gối, ho. Xin giới thiệu một số cách dùng cây súng trị bệnh:

Dưỡng âm ích tinh: củ súng 20g, đảng sâm 30g, cật lợn 120g. Củ súng và đảng sâm nấu lấy nước bỏ bã, cho cật lợn vào nấu lửa to cho chín. Bắc ra nêm gia vị và chút rượu. Ngày 1 thang, liền trong vài ngày. Bài này thích hợp cả với người bị viêm thận mạn tính.

Củ súng

Chữa nam giới di tính tiểu nhiều, nữ giới bạch đới không dứt: củ súng sao, kim anh (bỏ hạt quả có độc) lấy lớp vỏ bao quả ở ngoài đốt cháy sạch lông gai sao giòn, lượng hai vị bằng nhau, tán bột uống mỗi ngày 15-20g với nước sắc rễ cây ý dĩ (bo bo).

Chữa thận hư tỳ yếu, đau ngang thắt lưng: củ súng 20g, ba kích, cẩu tích, tỳ giải (tẩm rượu sao) hà thủ ô (chế với đậu đen đồ phơi  9 lần), ngưu tất mỗi vị đều 12g. Sắc uống.

Đơn thuốc bổ thận: củ súng 40g, thục địa 40g, thạch hộc 30g, hoài sơn 30g, táo nhân 20g, tỳ giải hoặc thổ phục linh 20g. Thục địa thái mỏng, chưng cách thủy cho mềm, tán nhuyễn. Các dược liệu khác phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, trộn với thục địa và mật ong làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.

Giải  cảm, chữa ho, rát cổ, sốt cao: rễ súng phơi khô, nấu với nước 2 lần, cô thành cao, thêm đường làm sirô uống.

Chữa viêm bàng quang: hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, dấp cá 10g. Sắc uống, chia 2 lần.

Củ súng nấu chè: Ăn vào chiều tối cho dễ ngủ.

Cuống lá súng để muối dưa và ăn gỏi.

Lá súng thay bánh đa cuộn ngoài rau chấm nước cá kho.

Hoa súng (mới nở) an thần chữa mất ngủ: sấy khô hãm lấy nước uống. Có thể thêm hoa nhài, tâm sen.

Lưu ý: khi hướng dẫn sử dụng vị khiếm thực làm thuốc phải ghi rõ khiếm thực nam (củ) hay bắc (hạt)... Tránh viết mỗi tên khiếm thực như trong một số sách báo hiện nay.

Theo Bs Võ Thuần Phương (Sức Khỏe & Đời Sống)

Nổi bật