Trong cuộc nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu khảo sát gần 1.500 phụ nữ Canada về thói quen vệ sinh "vùng kín" của họ. Hơn 95% phụ nữ được khảo sát cho biết sử dụng ít nhất một sản phẩm nào đó để giữ vệ sinh cho vùng này, ví dụ như: Dùng như kem giữ ẩm, kem chống ngứa, khăn lau vệ sinh... hoặc là có thói quen xịt trong hoặc xung quanh âm đạo.
Vấn đề ở đây là gì? Đó chính là những phụ nữ này đã trải qua một số vấn đề về sức khỏe âm đạo gấp 3 lần so với những chị em khác và vấn đề thường gặp nhất là nhiễm trùng.
Ví dụ, những phụ nữ sử dụng chất khử trùng dạng gel có khả năng bị nhiễm nấm men gấp 8 lần và có khả năng bị nhiễm khuẩn cao gấp 20 lần so với chị em không dùng. Những người dùng khăn lau vệ sinh đôi khi có khả năng bị nhiễm trùng đường tiểu, trong khi dùng chất bôi trơn hoặc chất giữ ẩm cũng liên quan đến nhiễm nấm men.
Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng, không phải bất kì chị em nào dùng các sản phẩm này đều gặp vấn đề ở âm đạo nhưng dù sao đi nữa, vẫn có sự tương quan mạnh mẽ giữa việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh này và nguy cơ bị kích ứng hoặc nhiễm trùng.
Cách tốt nhất để làm sạch âm đạo của bạn là gì?
Nếu vậy, cách tốt nhất để vệ sinh "vùng kín" là gì? Đây là câu hỏi mà hầu hết chị em nào cũng quan tâm.
"Hóa ra bạn không cần phải làm bất cứ điều gì, nói một cách nghiêm túc là vậy. Âm đạo của bạn thực sự không cần tất cả những sản phẩm đó để giữ cho nó khỏe mạnh bởi bản thân nó đã có cơ chế tự làm sạch rồi", Alyssa Dweck, một bác sĩ phụ khoa tại bệnh viện North Westchester Hospital ở New York, tác giả cuốn "The Sexual Spark" giải thích.
"Tôi thích câu nói" âm đạo giống như một lò nướng tự làm sạch ". Âm đạo có những cơ chế tự nhiên để giữ độ pH ổn định và do đó nó có thể giữ được sự cân bằng tự nhiên của nấm men và vi khuẩn", cô nói thêm.
Về cơ bản, âm đạo của bạn thực sự chỉ muốn được "làm việc đó một mình", tức là không có sự "can thiệp" của bất kì sản phẩm vệ sinh nào. Khi bắt đầu dùng thêm các sản phẩm vệ phụ nữ, bạn thực sự có thể làm "lộn xộn" môi trường âm đạo, làm xáo trộn với loại vi khuẩn tốt cho cơ thể và làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn.
"Thụt rửa âm đạo là việc đặc biệt cần phải bỏ qua vì chúng phá vỡ độ pH và sự cân bằng 'tinh vi' trong âm đạo, có thể dẫn đến nhiễm trùng nhanh hơn", tiến sĩ Dweck giải thích. Theo tiến sĩ, việc làm này là hoàn toàn không cần thiết.
Điều đó có nghĩa là, trong hầu hết các trường hợp, bạn cũng chỉ cần vệ sinh phần ngoài của âm đạo bằng nước ấm và dùng tay để vệ sinh. Tiến sĩ Dweck nói: Tránh những vết bẩn hay những vết thâm tím. Còn nếu muốn vệ sinh bên ngoài bộ phận sinh dục thì có thể dùng những sản phẩm cực kì đơn giản, không gây kích ứng, dị ứng, không có nhiều hóa chất và chất tạo mùi thơm. Nếu bạn không bị mùi hôi, ngứa, đỏ da hoặc chảy máu thì tức là âm đạo của bạn đang khỏe mạnh.
Trong trường hợp âm đạo có mùi hôi thì sao?
Tiến sĩ Dweck nói rằng điều quan trọng cần lưu ý là có những thói quen trong cuộc sống cóa thể làm tăng nguy cơ mùi, chảy máu âm đạo, ngứa, kích thích và nhiễm trùng. Ví dụ như: Mặc quần áo bó chặt hoặc quần lót quá bí bách khiến không thoáng khí và thấm mồ hôi ở vùng này.
"Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình mà không có bao cao su cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra ngứa và mùi tanh. Nếu bạn dễ bị nhiễm nấm men, sử dụng chất bôi trơn có chứa glycerin cũng có thể gây ra vấn đề tương tự. Một số phụ nữ cũng có vấn đề ở "vùng kín" nếu họ mặc đồ tắm ướt hoặc quần áo ướt đẫm mồ hôi sau khi tập thể dục", tiến sĩ Dweck nói.
Từ đó, tiến sĩ Dweck đưa ra lời khuyên: "Nếu một phụ nữ nhận thấy có những biểu hiện khác thường ở vùng kín như có mùi hôi hoặc khó chịu thì tốt nhất nên đi khám phụ khoa để tìm được nguyên nhân chính xác. Nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng thì việc điều trị bằng kháng sinh hoặc kháng nấm sẽ tốt và có hiệu quả hơn là cứ tự ý dùng bất kì sản phẩm vệ sinh nào. Cố ý sử dụng các sản phẩm này trong khi âm đạo đang bị nhiễm trùng thì rất có thể sẽ càng khiến cho tình trạng viêm nhiễm càng nặng nề, nghiêm trọng hơn".
Theo HN (Helino)