Cả 2 bệnh nhân đều chủ quan với bệnh nhẹ, khi đến viện đã tiến triển thành ung thư, buộc phải cắt bỏ dương vật.
Tốn 34 triệu trị rối loạn cương dương, không ngờ 'cậu nhỏ' cong 90 độCăn bệnh khiến ‘cậu nhỏ’ tụt vào trong, tay kéo không raBác sĩ nặn 'cậu nhỏ' cho thanh niên Hải Phòng phải tiểu ngồi nhiều năm
BV Bãi Cháy, Quảng Ninh vừa phẫu thuật 2 trường hợp bị ung thư dương vật giai đoạn muộn.
Bệnh nhân thứ nhất là anh Nguyễn Văn A., 49 tuổi ở huyện đảo Cô Tô. Bệnh nhân bị hẹp khít bao quy đầu từ nhỏ nhưng không can thiệp điều trị.
6 tháng gần đây, anh A. thấy bao quy đầu viêm nhiễm, sưng nề, sùi loét dẫn đến bí tiểu, tiểu khó mới đến bệnh viện khám. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư bao quy đầu xâm lấn xuống thân, gốc dương vật, hạch bẹn 2 bên. Do đó, bác sĩ buộc phải cắt toàn bộ dương vật, nạo vét hạch bẹn 2 bên và hóa xạ trị sau phẫu thuật.
Trường hợp thứ hai là bệnh nhân Nguyễn Văn L., 53 tuổi, ở Móng Cái. Bệnh nhân viêm loét bao quy đầu đã nửa năm nay nhưng ngại đi khám, tự mua thuốc về nhà điều trị. Đến khi bệnh tiến triển nặng lên, vết sùi loét lan rộng gây đau đớn nhiều, anh L. mới đi khám.
Chẩn đoán ban đầu, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị viêm loét dương vật, chỉ định cắt phần loét sùi dương vật và làm giải phẫu bệnh. Kết quả giải sinh thiết phát hiện ung thư biểu mô vảy sừng hóa xâm nhập, u xâm lấn mô đệm.
Sau hội chẩn, bệnh nhân được cắt bán phần dương vật, nạo vét hạch bẹn kết hợp hóa xạ trị.
BS Lê Văn Trọng, khoa Ngoại, BV Bãi Cháy cho biết, nguyên nhân gây ung thư dương vật phần lớn do hẹp bao quy đầu. Từ việc vệ sinh khó khăn, phần bao quy đầu dễ bị tích tục chất bẩn, tạo điều kiện phát triển cho virus, vi khuẩn phát triển, từ đó gây viêm nhiễm, sùi loét kéo dài gây ung thư.
Ngoài ra có một tỉ lệ do bệnh sùi mào gà đường sinh dục, do virus HPV…
Triệu chứng ung thư dương vật thường biểu hiện ở vết loét, viêm nhiễm bất thường, tiết dịch mủ có mùi hôi hoặc chảy máu bất thường từ dương vật hoặc dưới bao quy đầu, sưng đau dương vật, hạch bẹn…
Ung thư dương vật nếu phát hiện và điều trị tích cực ở giai đoạn sớm, bác sĩ chỉ cắt phần ung thư hoặc cắt bán phần dương vật, nạo vét hạch bẹn 2 bên, kết hợp hóa xạ trị điều trị triệt căn.
Ở giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư có thể lan rộng khắp dương vật, di căn hạch hai bên, nội tạng trong ổ bụng như bàng quang, trực tràng… dẫn tới phải phẫu thuật cắt toàn bộ dương vật, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống và chức năng sinh sản, nguy cơ tử vong cao.
Do đó, các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến hẹp bao quy đầu ở trẻ em để ngăn chặn nguy cơ ung thư dương vật sau này.
Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, đa số hẹp bao quy đầu sinh lý nên không chỉ định can thiệp nong hoặc cắt bao quy đầu trong trường hợp này.
Chỉ thực hiện can thiệp khi các bé có 1 trong các triệu chứng sau: Bị cản trở đường tiểu như tiểu khó, đi tiểu phải rặn, tiểu không thành tia, có hiện tượng phồng bao quy đầu khi đi tiểu, tia đái lệch, vẹo, viêm nhiễm ở phần đầu dương vật, sưng đỏ, khiến trẻ ngứa, khó chịu.
Tuy nhiên do quy đầu của trẻ rất dễ tổn thương nên phải được thực hiện ở cơ sở y tế chuyên khoa, uy tín.
Đối với các trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ trên 3 tuổi, cần được can thiệp thủ thuật bằng cách nong hoặc tách bao quy đầu với các trường hợp hẹp nhẹ; cắt bao quy đầu với trường hợp dính nhiều, hẹp khít bao quy đầu
Đối với các trường hợp hẹp bao quy đầu ở người lớn, chỉ định cắt bao quy đầu tuyệt đối với các trường hợp hẹp bao quy đầu, và bán hẹp bao quy đầu.
Riêng với trường hợp dài bao quy đầu, cân nhắc lựa chọn. Nếu da quy đầu dài nhiều, ảnh hưởng tới quan hệ tình dục, dễ gây viêm nhiễm nhiều lần hoặc thì cần phải cắt bao quy đầu.
Ngoài ra, các nam giới cần chú ý vệ sinh bao quy đầu hàng ngày để tránh viêm nhiễm, tuân thủ quan hệ tình dục an toàn để tránh nhiễm virus HPV, sùi mào gà…
Theo Minh Anh (VietNamNet)