Ngọc Trinh gây sốc khi diện trang phục 'mặc như không' tại thảm đỏ LHP Cannes
Tháng 5 thường niên là khoảng thời gian giới truyền thông và người hâm mộ cả thế giới đổ dồn sự chú theo dõi LHP Cannes, một trong những sự kiện hoành tráng hàng đầu của làng điện ảnh toàn cầu. Nhưng càng ngày, người ta lại càng phải đặt chấm dấu hỏi cho một Liên hoan phim vốn được tôn vinh là danh giá. Những sự kiện thảm đỏ dài ngày được lấp đầy mới những người đẹp vô danh, thích "chơi trội" khiến công chúng hoang mang tột độ. Rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra với Cannes vậy?
"Ngày hội tiền lương" của gái mại dâm hạng sang và người mẫu hàng đầu
Bên cạnh sự xuất hiện của những ngôi sao nổi tiếng được báo chí săn đón, những tác phẩm điện ảnh được vinh danh thì LHP Cannes còn được Elie Nahas, một "tú ông" khét tiếng, gọi là "ngày hội tiền lương lớn nhất trong năm". Sau khi Nahas bị bắt vào năm 2007, mọi người mới được biết thêm nhiều điều về những góc tối ở LHP Cannes.
Trước khi bị bắt, Nahas từng cung cấp 50 người đẹp đến từ khắp nơi trên thế giới cho những khách hàng nam giới giàu có ở Trung Đông. Công việc của Nahas là liên lạc, đón các cô gái ở sân bay rồi chở họ đến du thuyền của Gaddafi con và các du thuyền siêu sang khác đậu trên vịnh. Những người hoạt động dưới trướng Nahas gồm cả người mẫu, hoa hậu và gái gọi chuyên nghiệp.
Từ Hollywood Reporter đưa tin: "Cũng có những người bị lừa lên du thuyền hoặc khách sạn để các khách hàng nam cưỡng bức, nhưng phần lớn những người đẹp đều tự nguyện. Tại LHP Cannes, ngành kinh doanh lớn thứ hai sau phim ảnh chính là tình dục".
Để thu hút sự chú ý từ những khách hàng giàu có, những cô gái gọi cao cấp thường ăn vận lồng lộn chẳng kém gì minh tinh màn bạc. Thậm chí, có người cao tay còn móc nối được suất tham dự thảm đỏ. Nhà phê bình Roger Ebert từng phát biểu: "Gái gọi nhan nhản tại Cannes. Đó là những cô ả ăn vận lộng lẫy và không hút thuốc. Chẳng thể nào phân biệt được đâu là gái gọi nếu họ không chủ động ra hiệu".
Kristin M. Davis, tú bà nổi tiếng ở Hollywood khi bị bắt giữ đã khai báo: "Giá của người mẫu hàng đầu thường cao gấp 5 lần gái gọi hạng sang. Họ thường phục vụ theo giờ. Một đêm, người mẫu có thể kiếm tối đa 40.000 USD (tương đương gần 1 tỷ đồng)". Davis còn khẳng định đường dây của bà tập hợp toàn những gương mặt hàng đầu trong làng thời trang, từng sải bước trên sàn catwalk của Victoria’s Secret, Ford, L'Oreal, Michael Kors và Gucci,...
Timmy Secor, chủ một đơn vị quản lý người mẫu nói: "Đây là điều tất yếu khi bạn muốn trở thành người mẫu. Nếu không có sản phẩm để bán, thứ bạn có chỉ còn thân xác. Kiếm tiền trong sạch không hề dễ dàng. Có quá nhiều người đẹp nhưng công việc lại hạn chế vô cùng".
Cơ hội đổi đời của những nữ diễn viên vô danh
Năm 2014, Harvey Weinstein hẹn gặp riêng nữ diễn viên Kadian Noble tại hành lang một khách sạn ngay sau khi trở về từ thảm đỏ Cannes. Sau một cuộc đối thoại ngắn ngủi, nam đạo diễn đã dụ dỗ nữ diễn viên 27 tuổi vào phòng riêng để tiện bề thảo luận về những dự án phim phù hợp với cô. Đó là một việc quá đỗi bình thường ở châu Âu nên Kadian đã chẳng may nghi ngờ. Theo những gì Kadian kể lại, những chuyện xảy ra sau đó thực sự là ác mộng kinh hoàng nhất cuộc đời cô. Harvey đã khóa chặt cửa phòng và lao tới cưỡng hiếp cô một cách thô bạo. Sau khi thỏa mãn được thú tính của bản thân, "ông hoàng Hollywood" không quên hứa hẹn một tương lai xán lạn dành cho Kadian.
Câu chuyện trên chỉ là một ví dụ điển hình đã bị phanh phui trước công chúng. Còn tảng băng chìm khổng lồ phía dưới là những điều ai cũng biết nhưng chẳng ai dám nói ra. Ngoài cuộc đổi chác tình - tiền giữa chân dài và đại gia, còn tồn tại một loại đổi chác khác cũng nghiệt ngã không kém. Cannes chính là cơ hội cho những nữ diễn viên vô danh tìm tới các đạo diễn, nhà sản xuất phim nổi tiếng để thu hút sự chú ý. Họ tình nguyện đổi thân xác để lấy một vai diễn trong phim điện ảnh, giành giật từng tia hi vọng bản thân có thể một bước nhảy vọt lên đỉnh cao của danh vọng.
Những "cò mồi" cũng chẳng phải để trưng. Họ đóng vai trò dẫn dắt, môi giới "người cung cấp" và "người có nhu cầu" đến với nhau. Vì vậy, hiệu suất tại Cannes luôn thuộc hàng "chất lượng". Đây cũng là lý do Liên hoan phim kéo dài đằng đẵng mười ngày nửa tháng mà ngày nào cũng chật ních những nhân vật xúng xính áo quần, ăn mặc chỉ sợ không thể lồng lộn hơn.
Mang tiếng một Liên hoan phim hàng đầu nhưng càng ngày càng ít thấy sự xuất hiện của những ngôi sao hạng A tại Cannes. Thậm chí thảm đỏ năm nay còn chưa có sự xuất hiện của bất kỳ một cái tên quyền lực nào. Thay vào đó là dàn người mẫu nổi tiếng giúp lấp liếm phần nào sự thiếu hụt, nhưng số lượng người nổi tiếng chẳng thể nào đọ lại được một số lượng đáng kể những nhân vật vô danh, chẳng ai biết mặt gọi tên. Như thể tất cả những mỹ nhân vô danh đều tề tựu về đây, giành giật với nhau cơ hội đổi đời trong mơ.
Chỉ cần có tiền là bất cứ ai cũng có suất trên thảm đỏ
Bên cạnh những minh tinh hạng A showbiz, những diễn viên đến với Cannes với mục đích tuyên truyền phim ảnh, thì những năm trở lại đây, netizen chứng kiến sự đổ bộ ồ ạt của những mỹ nhân vô danh, làm đủ mọi trò lố để tạo "phốt" và nổi tiếng. Hết ngã dúi dụi tại thảm đỏ lại đến ăn mặc hở hang, lố lăng, rất nhiều gương mặt không tên tuổi, hotgirl MXH Trung Quốc khiến Cbiz phải mất mặt.
Những năm gần đây, vé đi thảm đỏ Cannes đã trở thành công cụ sinh lời của các doanh nghiệp nước ngoài, cuộc thi sắc đẹp và du lịch lữ hành. Một nhân viên phụ trách cho biết, bởi thảm đỏ Cannes không cho chụp ảnh selfie, trong khi đó tới đây quan trọng nhất là phải có ảnh chụp. Chính vì vậy, ngoài những giá cho vé mời kia, sẽ cần phải chi thêm khoảng hơn 200 triệu đồng cho các chi phí đi kèm. Mức giá 500 triệu đồng cho một cơ hội được xuất hiện trên thảm đỏ Cannes là chuyện quá nhỏ với những hotgirl Weibo hay chủ shop bán hàng online tại Trung Quốc. Vì vậy, sự xuất hiện ồ ạt của những gương mặt lạ hoắc, thích gây chú ý tràn ngập thảm đỏ LHP.
Nhưng như vậy đã là đủ? Câu trả lời chắc chắn là chưa!!! Ảnh đẹp để làm gì khi chỉ để đăng tải lên trang cá nhân và những tạp chí vô danh? Vậy làm thế nào để thu hút từ sự chú ý của những tờ báo uy tín hơn? Nếu bạn không có một nhan sắc nổi bật trời ban, thì "làm lố" là phương án tối ưu nhất.
Thảm đỏ Cannes qua các năm đều không thiếu những trò hề khiến công chúng phải ngán ngẩm lắc đầu. Tất cả những gì có thể tưởng tượng về thảm họa thời trang đều quy tụ đủ đầy tại Cannes. Từ các khách mời vô danh mặc những trang phục quái đản cho đến những người đẹp khoe thân hết sức có thể, bất chấp phơi bày "vùng kín" trước đông đảo khách mời, báo chí và khán giả. Không biết từ bao giờ thảm đỏ Cannes đã trở thành cơ hội đổi đời của mỹ nhân khoe thân rẻ tiền như vậy?
So với những thảm đỏ đình đám khác thì Cannes đã biến chất trở thành thứ gì thế này?
Hãy thử đặt thảm đỏ Cannes lên bàn cân so sánh cùng Met Gala 2019, sự kiện thảm hồng với dresscode yêu cầu khách mời tham dự phải mặc thật quái, thật lố. Nhưng sự khác biệt giữa sự lố của Cannes và Met Gala lại khác xa nhau một trời một vực.
Thậm chí, tại những thị trường giải trí nhỏ hơn như Trung Quốc hay Hàn Quốc, sự kiện thảm đỏ đều diễn ra vô cùng chỉn chu với danh sách góp mặt toàn những gương mặt đình đám và những tên tuổi gạo cội. Những trường hợp cố tình gây sốc tạo sự chú ý đã giảm rõ rệt theo thời gian. Cho đến thời điểm hiện tại, những thảm đỏ đình đám nhất hai quốc gia châu Á này đã hoàn toàn vắng bóng những hình ảnh lố lăng không đáng xuất hiện trong một sự kiện tầm cỡ nữa rồi. Chính sự khác biệt này khiến người hâm mộ càng thất vọng với chất lượng sự kiện thảm đỏ của một Liên hoan phim danh giá, mang tầm cỡ thế giới như Cannes.
Khi mục đích chỉ còn xoay quanh hai chữ "doanh thu" thì sẽ chẳng bao giờ khá lên được
Trong ngày thứ 2 diễn ra thảm đỏ Cannes, nữ ca sĩ Lý Vũ Xuân đã được nhà thiết kế nổi tiếng Olivier Rousteing nhận xét là "Angel on earth" (Thiên sứ) và giới truyền thông quốc tế cũng dành tặng mưa lời khen cho "Tạo hình đẹp nhất". Không chỉ thế, Lý Vũ Xuân còn được 1 mình khoe sắc trên thảm đỏ trong vòng 5 phút. Những đặc quyền này khiến công chúng phải đặt câu hỏi, liệu Lỹ Vũ Xuân có thật sự xuất sắc đến thế?
Thực tế, việc được "dọn đường" là 1 ưu đãi đặc biệt của 1 nhãn hiệu nổi tiếng hợp tác với Cannes, Lý Vũ Xuân là người đại diện trên toàn cầu của nhãn hiệu này nên mới được hưởng đặc quyền như vậy. Olivier Rousteing cũng là nhà thiết kế chính của thương hiện nói trên.
Khách quan mà nói, những câu chuyện được nói bên trên cũng đều xoay quanh đồng tiền. Lợi nhuận chắc chắn không chỉ đến từ sự tài trợ của các nhãn hiệu. Những góc khuất của LHP Cannes mới tạo nên những khoản thu khổng lồ khiến nhiều người đỏ mắt thèm thuồng. Tuy nhiên, mội sự kiện uy tín và chất lượng chắc chắn không bao giờ đặt lợi nhuận lên hàng đầu như Cannes. Đó cũng chính là lý do ngày càng ít những ngôi sao quốc tế quyền lực xuất hiện tại Liên hoan phim quốc tế này. Hào quang đáng lẽ ra chỉ thuộc về những nghệ sĩ, diễn viên chân chính nay đã phải san sẻ cho những gương mặt rẻ tiền và vô danh.
Theo Lucy (Helino)