Sáng 22/9, 4 cơ quan phim ảnh của Trung Quốc thống nhất ra văn bản khống chế thù lao của diễn viên.
Bảng thù lao "trên trời" được công bố của dàn sao hạng A gây nhiều tranh cãi. |
Văn bản nêu rõ mức quy định cụ thể giới hạn cát-xê với dàn diễn viên không được vượt 40% chi phí sản xuất. "Trong đó, diễn viên chính trong phim không được cao hơn 70% tổng thù lao nghệ sĩ", trích dẫn văn bản.
Với những dự án phim thanh toán thù lao nghệ sĩ vượt mức quy định sẽ phải giải trình và báo cáo hồ sơ cụ thể lên hiệp hội phim ảnh. Lý giải về việc khống chế cát-xê nghệ sĩ, cơ quan chức năng cho rằng sự phát triển ngành công nghiệp phim tại Trung Quốc đã kéo theo việc đẩy thù lao nghệ sĩ lên mức bất hợp lý.
"Tỷ lệ mất cân bằng giữa cát-xê nghệ sĩ và chất lượng phim là không hợp lý. Quán triệt chỉ đạo từ Cục Điện ảnh Phát thanh truyền hình, các đơn vị có liên quan quyết định đưa ra mức tỷ lệ phù hợp nhất, cân đối với tổng kinh phí sản xuất phim", văn bản từ Liên đoàn phim nêu rõ.
Dương Mịch cũng thuộc top dàn sao thù lao cao. |
Theo Sina, trước khi có văn bản này, vấn đề thù lao nghệ sĩ luôn khiến các nhà sản xuất phim đau đầu. Hồi tháng 8/2016, đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) thẳng thắn phê bình những nghệ sĩ hạng A hét giá thù lao, ảnh hưởng đến chất lượng phim.
Về phía nữ, Châu Tấn với sự xuất hiện trong Cao lương đỏ là diễn viên đắt giá nhất. Cô nhận được thù lao là 95 triệu NDT (khoảng 14,4 triệu USD).
Những tên tuổi hạng A với thù lao trên trời bị cho là kéo lùi chất lượng phim. |
Xếp sau cô là Angelababy với 80 triệu NDT (hơn 12 triệu USD). Tôn Lệ với Mị Nguyệt truyện được trả 60 triệu NDT (khoảng 9 triệu USD). Những vị trí tiếp theo thuộc về Triệu Vy (6 triệu USD), Phạm Băng Băng (4,55 triệu NDT).
Về phía nam, ở mảng truyền hình, Chung Hán Lương, Nghiêm Khoan, Ngô Diệc Phàm đều nhận được mức thù lao hơn 15 triệu USD sau mỗi dự án.
Theo H.Nguyệt (Tri Thức Trực Tuyến)