Tối 28/11 vừa qua, tập 7 chương trình Quyền lực ghế nóng đã lên sóng, với chủ đề Tâm linh – Vô cảm. Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã có nhiều chia sẻ sâu sắc về vấn đề này.
Tôi lại điển hình của không tin vào tâm linh
Vợ tôi là điển hình cho việc tâm linh, còn tôi lại điển hình của không tin vào tâm linh. Nhưng hai vợ chồng tôi lại sống với nhau rất hòa hợp.
Lời các cụ dặn chưa chắc đúng đâu. Mọi thứ tiến triển theo môi trường. Hiện nay trứng khôn hơn vịt đấy, nên còn nhiều cái lắm.
Tổ chức Y tế thế giới chia đời sống làm 3 mức. Một là mức sống phải đủ ăn, đủ mặc. Hai là chất lượng sống, được hiểu là mức sống cộng đời sống tinh thần. Thứ ba, mức thượng thặng hiện nay là sống có chất, chứ không phải chất lượng sống. Đó là sống bằng hệ giá trị của chính mình và chỉ bị ràng buộc bởi luật pháp.
Bởi vậy, hãy tôn trọng tâm linh của nhau. Nó là niềm tin được đúc kết riêng trong người tôi, đừng ai tham gia vào.
Tâm linh không có gì xấu, mỗi người đều có tâm linh của họ. Trên thế giới chia làm hai cụm trường phái để giải thích về tâm linh.
Thứ nhất, thế giới này không thể cải tạo được, nó là vĩnh hằng. Mọi sự kiện trên đời đều đại diện cho một thế lực tâm linh giải quyết. Bởi vậy, tâm linh là phải sống thật tốt để đưa kết quả về phía mình lợi hơn so với sống ác.
Thứ hai, trái đất này có thể cải tạo được. Có thể đào tung lòng đất lên cũng được, chứ chẳng có âm phủ nào trong đó. Một con thiên nga có thể biến từ đen thành trắng tròn 30 giây.
Ở đâu mà dùng tâm linh theo hướng an toàn, lúc nào cũng thiện hết thì của cải không tăng.
Bản thân tâm linh là hệ quy chiếu tốt lắm. Nhưng người ta lợi dụng để đẩy nó lên, thành mê tín dị đoan. Phong thủy là một khoa học, nhưng cũng đang bị lợi dụng.
Phong là gió, thủy là nước. Ở đâu có nước, ở đó có văn minh. Ở đâu có gió, con người khỏe khoắn. Nhà mà không có giếng trời là chết. Buổi sáng thắp một nén nhang trên bàn ông Địa, lòng thanh thản, nhưng khói nhang đó lại đẩy khí độc ra. Phong thủy khoa học là như thế, chứ không phải mê tín.
Tiến sĩ, giáo sư học thức cao nhưng bản lĩnh thấp
Nhưng người ta vẫn cố đẩy lên quá mức mê tín để kiếm tiền. Bởi vậy, chúng ta phải phê phán, lên án, giúp nhau tránh khỏi cái đó.
Toàn người thế kỉ 21 với nhau mà cứ cúi đầu lạy lục, mà lại toàn tiến sĩ mới kinh. Lạy vì tâm linh thì không sao chứ lạy vì mê tín là đáng trách. Tôi biết đầy vị tiến sĩ học cao nhưng mê tín, mù quáng.
Thứ nhất, người ta mê tín vì ám thị, nhẹ dạ cả tin. Thứ hai là lây lan tâm lí, tôi không muốn làm như dạt theo người ta.
Thứ ba là bắt chước, thấy người ta làm cũng làm dù biết nó không đúng. Thứ tư là áp lực tâm lí, biết không đúng nhưng nghe dọa không đi thì bị vật chết nên phải đi. Hãy đi bằng nhận thức của mình.
Mê tín thứ nhất ở vấn đề dân trí, thứ hai là mất tự tin và thứ ba là do bản lĩnh cuộc sống không cao. Tiến sĩ, giáo sư học thức cao nhưng bản lĩnh thấp nên mới mê tín.
Tôi cho vợ tôi theo tâm linh, nhưng chuyển sang mê tín là không xong với tôi. Tâm linh là phải tôn trọng tuyệt đối. Thằng kia mà nó nói ác thắng thiện cũng chẳng sao. Chị Vân Hugo lòi cái đuôi mê tín ra rồi. Tôi khuyên chị bớt mê tín đi.
Còn lâu tôi mới bằng được một nửa nhận thức của các bạn trẻ bây giờ
Vô tâm theo từ điển mới nhất của người Việt là hành vi không để ý. Vô tâm là nói trước quên sau, nhưng vô cảm là bệnh của lối sống, của hành xử. Vô cảm được hiểu là trơ lì cảm xúc, dửng dung, thờ ơ, máu lạnh với mọi việc xung quanh, trừ chính mình.
Bây giờ, vô cảm là bệnh của toàn xã hội công nghiệp này rồi.
Có 4 dạng người. Dạng thứ nhất là vô tâm nhưng không vô cảm. Dạng thứ hai là vừa vô tâm vừa vô cảm. Dạng thứ ba là để tâm mà lại vô cảm. Dạng thứ tư là rất để tâm và thấu cảm. Đó là cái chúng ta cần phấn đấu tới.
Nếu anh là người để tâm, anh sẽ biết cần làm gì, số lượng công việc như thế nào/ Nếu anh là người thấu cảm, anh sẽ nói ra điều mình nghĩ.
Để không vô tâm, vô cảm, anh phải biết nhận thức, biết hướng vào nhau và gia tăng độ tha thứ lên.
Tuyệt đối bỏ ngay thái độ dửng dung, coi thường, khinh bỉ. Chỉ cần ba lần như thế là bỏ thuốc độc vào gia đình rồi. Mình muốn gì, mình phải hiểu mình đã.
Còn lâu tôi mới bằng được một nửa nhận thức của các bạn trẻ bây giờ, nên nếu tôi vỗ ngực tự hào là tôi dở. Thế hệ sau phải phủ định thế hệ trước thì xã hội mới tiến bộ được.
Theo Long Phạm (Soha/Trí Thức Trẻ)