'Tây Du Ký' 1986 có phiên bản gốc hở hang và đáng sợ từ năm 1927

15/10/2019 15:00:30

Ngoài “Tây Du Ký” phiên bản năm 1986 còn có một phiên bản ra đời từ năm 1927 với tạo hình nhân vật hở hang và đáng sợ.

'Tây Du Ký' 1986 có phiên bản gốc hở hang và đáng sợ từ năm 1927
"Tây Du Ký" phiên bản năm 1986.
'Tây Du Ký' 1986 có phiên bản gốc hở hang và đáng sợ từ năm 1927 - 1
Theo đó, năm 2011, khi thống kê lại 9.000 cuộn phim cổ đang lưu trữ, Thư viện Quốc gia Na Uy đã tìm thấy một đoạn phim có tiêu đề ghi bằng tiếng Trung Quốc. Đó là bộ phim Châu Á đầu tiên được chiếu tại Na Uy và là bản sao duy nhất còn tồn tại vì bản chính đã thất lạc từ lâu.
'Tây Du Ký' 1986 có phiên bản gốc hở hang và đáng sợ từ năm 1927 - 2
Bộ phim câm đen trắng có tên “Động bàn tơ” này được xây dựng dựa trên một tình tiết trong cuốn tiểu thuyết “Tây Du Ký” của nhà văn Ngô Thừa Ân nói về việc Tôn Ngộ Không giải cứu Đường Tăng sau khi bị 7 tỉ muội yêu tinh nhện bắt vào động Bàn Tơ định ăn thịt để giúp chúng trường sinh bất lão.

'Tây Du Ký' 1986 có phiên bản gốc hở hang và đáng sợ từ năm 1927 - 3

'Tây Du Ký' 1986 có phiên bản gốc hở hang và đáng sợ từ năm 1927 - 4
Khi các các hình ảnh trong phim được công bố, nhiều người tỏ ra ngạc nhiên với phong cách ăn mặc hở hang của các diễn viên trong một số phân cảnh thời đó.

'Tây Du Ký' 1986 có phiên bản gốc hở hang và đáng sợ từ năm 1927 - 5

'Tây Du Ký' 1986 có phiên bản gốc hở hang và đáng sợ từ năm 1927 - 6
Đặc biệt, tạo hình của các nhân vật trong phim cũng cực kỳ đáng sợ, khác xa với “Tây Du Ký” năm 1986. Trong khi Trư Bát Giới phải đeo chiếc mặt nạ hình đầu lợn thì hình ảnh của Tôn Ngộ Không và Đa Mục Quái lại ám ảnh người xem vì quá đáng sợ.
'Tây Du Ký' 1986 có phiên bản gốc hở hang và đáng sợ từ năm 1927 - 7
Còn Đường Tăng lại được nhận xét có nét hiền lành, yếu đuối. Điểm sáng của bộ phim này chính là bầy yêu tinh nhện xinh đẹp.
'Tây Du Ký' 1986 có phiên bản gốc hở hang và đáng sợ từ năm 1927 - 8
“Động bàn tơ” được chiếu lần đầu tiên tại thành phố Oslo (Na Uy) hồi năm 1929, do đó cuốn phim sao chép được tìm thấy có cả phụ đề tiếng Trung và tiếng Na Uy. Tuy nhiên, sau gần 9 thập kỷ nó đã bị hư hại nhiều và các chuyên gia Na Uy đã phục chế lại trước khi trao trả cho Cục lưu trữ Điện ảnh Trung Quốc.

 

Theo Lộc Liên (Tiền Phong)

Nổi bật