Sao không công bố bản gốc “Con đường xưa em đi”?

05/04/2017 18:22:00

Trước thông tin Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấm lưu hành vĩnh viễn 5 ca khúc sáng tác trước 1975 đã bị sửa lời, trong đó có "Con đường xưa em đi", rất nhiều độc giả đã đặt ra câu hỏi đâu là bản gốc của những ca khúc này? 

 

Trước thông tin Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấm lưu hành vĩnh viễn 5 ca khúc sáng tác trước 1975 đã bị sửa lời, trong đó có "Con đường xưa em đi", rất nhiều độc giả đã đặt ra câu hỏi đâu là bản gốc của những ca khúc này? Làm sao để bản nhạc gốc của những ca khúc này được lưu hành?

Theo đó, 5 ca khúc trước đó bị Cục tạm dừng lưu hành như : “Con đường xưa em đi” (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương); “Cánh thiệp đầu xuân” (Lê Dinh - Minh Kỳ), “Rừng xưa” (Lam Phương), “Chuyện buồn ngày xuân” (Lam Phương), “Đừng gọi anh bằng chú” (Diên An) cũng sẽ bị cấm vĩnh viễn.

“5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 bị tạm dừng lưu hành mới đây đều đã bị sửa lời. Những bản nhạc mang tên 5 ca khúc này nhưng bị sửa lời sẽ bị cấm lưu hành vô thời hạn”, ông Nguyễn Đăng Chương trả lời phóng viên Dân trí.

Bản gốc 5 ca khúc trên có được phép lưu hành trở lại?

Trước thông tin 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 bị cấm vĩnh viễn, trong đó có ca khúc “Con đường xưa em đi” vì bị sửa ca từ; rất nhiều độc giả đặt câu hỏi: “Số phận các bản nhạc gốc ra sao? Làm thế nào để các bản nhạc gốc được lưu hành trở lại?”

Theo ông Nguyễn Đăng Chương, muốn được lưu hành ca khúc Con đường xưa em đi thì các cá nhân, đơn vị phải đề nghị xin cấp phép, có bản gốc với lời xác nhận của tác giả hoặc người được ủy quyền...

Theo ông Nguyễn Đăng Chương, muốn được lưu hành ca khúc "Con đường xưa em đi" thì các cá nhân, đơn vị phải đề nghị xin cấp phép, có bản gốc với lời xác nhận của tác giả hoặc người được ủy quyền...

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đăng Chương cho biết phía Cục Nghệ thuật Biểu diễn sẽ xem xét cho các ca khúc này lưu hành trở lại nếu có cá nhân, đơn vị đề nghị xin cấp phép trở lại đối với các bản nhạc gốc, chuẩn ca từ.

Theo ông Nguyễn Đăng Chương, bản gốc ca khúc được tác giả viết tay và tác giả sẽ là người giữ bản gốc. Đơn vị nào có xác nhận của tác giả rằng đó là bản gốc, cơ quan quản lý sẽ xem xét cấp phép. Đối với những tác giả đã mất thì những người được ủy quyền có thể thay thế tác giả để xác nhận bản gốc.

Ông Nguyễn Đăng Chương khẳng định: “Để xác định đâu là bản gốc, đâu là dị bản thì cơ quan nhà nước cũng có đủ tư liệu để đối chiếu, so sánh”.

Sao không công bố bản gốc “Con đường xưa em đi”?

Tuy nhiên, trước thông tin dị bản ca khúc “Con đường xưa em đi” cũng như các dị bản ca khúc khác bị cấm lưu hành vĩnh viễn thì đối với rất nhiều độc giả, lý do cấm và những giải thích xoay quanh bản gốc- dị bản từ phía cơ quan quản lý vẫn chưa thực sự thỏa mãn.

Ca khúc Con đường xưa em đi từng được nhiều thế hệ ca sĩ thể hiện.

Ca khúc "Con đường xưa em đi" từng được nhiều thế hệ ca sĩ thể hiện.

Muốn biết đâu là bản gốc, đâu là dị bản thì cần phải có bản gốc ca khúc. Vậy vì sao Cục Nghệ thuật Biểu diễn không công bố bản gốc của các ca khúc để khán giả biết? Đó là lời thắc mắc của rất nhiều độc giả như độc giả Nguyễn Thanh Huyền, Lê Linh Chí và Thanh Tuân…

Độc giả Hoàng Thương hỏi: "Ca khúc bản gốc đâu rồi?" Độc giả Đức Mạnh viết: “Muốn biết có sai lời hay không thì phải có bản gốc để người ta hát đúng”. “Vậy thì bản gốc ở đâu mà so sánh cho ra kết luận khác bản gốc?”, độc giả Lê Dung nêu nghi vấn. Độc giả Khánh Vũ Hồng, Phùng Tứ đồng quan điểm: “Hãy công bố bản gốc đi thì hãy nói cấm, chứ giải thích úp mở thế này thì ai hiểu được?”

Cũng có ý kiến cho rằng, cứ ca khúc bị sửa lời là…cấm thì e rằng phải cấm rất nhiều vì trên thực tế, không ít ca sĩ khi hát tự đổi ngôi “anh” thành “em” hoặc ngược lại. “Nếu cứ sửa lời là cấm thì yêu cầu các ca khúc viết có từ “anh” ca sĩ nam hát, sau đến ca khúc nữ hát lại chuyển thành “em” cũng bị… cấm lưu hành vĩnh viễn!”, độc giả Mai Hữu Nghĩa hóm hỉnh bình luận...

Theo Nguyễn Hằng (Dân Trí)

Nổi bật