Nổi tiếng từ những năm 80, Rambo được xem là tượng đài của dòng phim hành động Mỹ. Nhân vật bom tấn của loạt phim là John Rambo do Sylvester Stallone thủ vai - một chiến binh huyền thoại, thành thạo mọi loại vũ khí, biết cách sinh tồn trong mọi hoàn cảnh và luôn bất bại trong mọi cuộc đối đầu. Rambo tượng trưng cho sự khủng khiếp của bạo lực và tệ nạn của nước Mỹ. Một nhân vật mang tính dân tộc, vừa lên án, vừa tôn vinh chiến tranh. Các phần phim của Rambo thường không quan tâm nhiều đến tính liên tục hoặc hợp lý.
Phần đầu của loạt phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả David Morrell. Rambo trong sách là một nhân vật khác với Sylvester Stallone thể hiện, một kẻ bất bại hạ bất cứ ai cản đường và cuối cùng đã bị giết trong chương cuối. Khi Stallone nhận vai, nhà sản xuất đã quyết định khiến anh trở nên thiện cảm hơn, thương vong chỉ xảy ra do hoàn cảnh nhân vật chính cần tự vệ, và mỗi lần chiến đấu với Rambo lại mang một ý nghĩa.
Nhân vật này trở thành anh hùng hành động nguyên mẫu từ phần 2 và 3, tập trung nhiều hơn vào cơ bắp và sử dụng vũ khí hạng nặng. "Rambo: Đổ máu" (phần 2) phát hành năm 1985 với hình ảnh Stallone đổ mồ hôi, khoác áo choàng, được trang bị một bệ phóng tên lửa đã giúp Rambo trở thành biểu tượng nổi trội của văn hóa đại chúng. Trở lại với vai diễn sau 20 năm vắng bóng, Stallone cảm thấy các phần 3 và 4 đã đi quá xa vào cuộc chiến vinh quang và muốn trở lại gần gũi hơn với cá tính nhân vật trong tiểu thuyết gốc của David Morrell.
Stallone là linh hồn của "Rambo", giống như anh đã gắn bó với "Rocky". Mỗi phần phim lại tạo ra một chương mới trong hành trình của nhân vật. "Rambo: Hồi kết đẫm máu" vừa công chiếu dịp Noel đã khép lại hành trình của anh hùng huyền thoại Rambo, đây chính là lúc thích hợp để những người hâm mộ nhìn lại toàn bộ cột mốc 5 phần phim và quyết định xem đâu mới là phần xuất sắc nhất.
5. Rambo: Hồi kết đẫm máu (2019)
Bộ phim thứ 5 cũng đồng thời xếp vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng 5 phần phim "Rambo". Rambo đã có một cuộc sống yên ổn tại Arizona 10 năm sau khi nghỉ hưu. Người hùng chiến trận giờ quản lý trang trại ngựa Maria Beltran và cháu gái bà là Gabriela. Ở bên và chứng kiến Gabriela trưởng thành, Rambo chăm sóc và yêu thương cô bé như chính con ruột của mình. Một ngày vì tình cờ nhận được tin tức về người cha đã bỏ rơi mình. Gabriela quyết định bỏ nhà một mình đến Mexico để tìm hiểu sự thật năm xưa. Nhưng chuyến đi không hề dễ dàng, cô bé bị bắt cóc và lạm dụng ngay bên kia biên giới. Nghi ngờ chuyện chẳng lành, Rambo đã lên đường tìm kiếm và giải cứu Gabriela.
Thực tế, Stallone khá ngần ngại khi thực hiện phần kết lần này vì ông cảm thấy cảnh cuối cùng trong bộ phim thứ 4 đã là kết thúc hoàn hảo cho nhân vật rồi. Và quả đúng với linh cảm của Stallone, "Rambo: Hồi kết đẫm máu" đã làm không tốt nhiệm vụ chào kết của mình. Một câu chuyện có màu sắc "Taken", cao trào với một vụ thảm sát, bạo lực đẫm máu, vài đoạn hội thoại ngô nghê, nhưng trên tất cả Stallone vẫn mang đến một màn trình diễn hút hồn. Bất chấp tuổi tác, ngôi sao 73 tuổi vẫn có thể hạ gục cả đội quân giết người một cách thuyết phục. Đạo diễn Adrian Grunberg đã khai thác tư tưởng phân biệt chủng tộc để kích thích các hành vi bạo lực của nhân vật khiến bộ phim trở thành cơn sốt máu đáng sợ.
4. Rambo 3 (1988)
Đây là bộ phim xếp vị trí thứ 4 của thương hiệu Rambo. Trong "Rambo 3" (1988), Rambo bị kéo trở lại cuộc chiến một lần nữa, lần này, nhiệm vụ của anh là giải cứu cựu chỉ huy - đại tá Trautman (Richard Crenna) đang bị Nga bắt làm con tin. Rambo bắt tay với Afghan Mujahadeen và giải quyết người Nga một cách dễ dàng. Quan điểm của Mỹ trong chiến tranh giữa Nga và Afghanistan được nhân cách hóa trong phim dưới hình tượng Rambo. Nhưng bỏ qua những yếu tố chính trị, đây vẫn là một bom tấn giải trí cơ bắp và hấp dẫn, tiêu biểu cho thương hiệu điện ảnh hành động những năm 1980.
Sự thành công vang dội của "Rambo 2" trước đó khiến nhà sản xuất nhận ra rằng họ đang đi đúng hướng. Vì vậy, "Rambo 3" không cần thiết phải hay hơn nhưng quy mô phải hoành tránh hơn. Cao trào trong "Rambo: Đổ máu" là cảnh 2 người đàn ông nổ súng vào nhau trong một đồn cảnh sát chật chội, còn trong "Rambo 3" cao trào được đầu tư với cảnh Rambo đâm trực thăng bằng xe tăng.
"Rambo 3" cho đến nay vẫn là bộ phim quy mô ấn tượng nhất trong cả series, từ bối cảnh đến diễn viên. Quá trình thực hiện phần này khá rắc rối, phim phải đổi đạo diễn đến 4 lần. Kịch bản ban đầu khá phức tạp, có chi tiết Rambo cứu trẻ em Afghanistan dưới sự giúp đỡ của một bác sĩ nữ. Sau đó nhà sản xuất đã quyết định cắt bỏ bớt nội dung này để tăng thêm thời lượng cho các cảnh hành động.
“Rambo 3” cuối cùng là 1 bộ phim hành động có những tình tiết hay nhưng tổng thể thiếu cá tính. Doanh thu phòng vé của phim cũng thu về ít hơn so với 2 phần trước, và đó là lý do Rambo trở lại trong phần 4 với lý do nhà sản xuất và bản thân Stallone cảm thấy không hài lòng về "Rambo 3".
3. Rambo (2008)
Trong phần 4 khán giả sẽ tìm thấy Rambo ở Thái Lan, kiếm sống bằng nghề bắt rắn. Anh được một nhóm truyền giáo Ki tô thuê để đưa họ vào vùng chiến tranh Miến Điện. Mặc dù từ chối lời đề nghị của nhóm truyền giáo, nhưng sau khi nghe tin họ bị bắt cóc và tra tấn, Rambo đã dẫn đầu một nhóm lính đánh thuê quay trở lại giải cứu.
"Rambo" (2008) đã khai thác những câu chuyện tội ác rất thực đang xảy ra ở Miến Điện, mô tả những cảnh diệt chủng và tra tấn người dân dã man, mang đến trọng lượng cho yếu tố bạo lực trong phim. Phim được chính Stallone đạo diễn, tựa đề phim khiến khán giả hơi bối rối, cốt truyện khá đơn giản nhưng diễn biến tâm lý nhân vật phức tạp giúp bộ phim trở nên mạnh mẽ gần như bản gốc.
Khác với 3 phần trước, "Rambo" (2008) mang màu sắc u tối. Bản thân nhân vật này gần gũi hơn với phiên bản nhân vật trong tiểu thuyết "First blood" - giận dữ và cay đắng. Bộ phim di chuyển với tốc độ chóng mặt, và không quên thêm vào những yếu tố bất ngờ. Sau khi xây dựng chân dung những kẻ xấu đáng ghê tởm, trận chiến cuối cùng khán giả được chứng kiến Rambo như một người cắt cỏ điều khiển súng máy khổng lồ và chặt hạ cả một đội quân.
Bóng tối của “Rambo” khiến nó trở nên khác biệt so với những phần còn lại của loạt phim hành động vào thời điểm đó. Nhưng cách tiếp cận của phim có thể chút ít gây ra sự khó chịu cho người xem. Bất chấp nhược điểm nhỏ đó, "Rambo" vẫn là một trong những bộ phim hành động đáng xem nhất mọi thời đại, nó mang đến cái kết hạnh phúc khi người hùng chiến trận được trở về nhà sau nhiều thập kỉ lưu đày.
4. Rambo: Đổ máu 2 (1985)
Ở vị trí thứ 2 trong danh sách xếp hạng là "Rambo: Đổ máu" (phần 2). Nếu như Rambo trong "Đổ máu" là chiến binh sinh tồn, thì "Đổ máu 2" đã biến Rambo thành đội quân 1 người theo đúng nghĩa đen. Trong phần tiếp theo của bộ phim hành động chống chiến tranh, đạo diễn George P. Cosmatos đã đưa Rambo quay trở lại Việt Nam. Nhiệm vụ của anh là tìm kiếm và giải cứu tù binh, nhưng nhiệm vụ của bộ phim lại là mang đến cho khán giả một kết thúc có hậu nhất cho chiến tranh.
Cuộc cạnh tranh điện ảnh giữa Arnold Schwarzenegger và Sylvester Stallone trở nên nóng bỏng trong thời gian này. Cả 2 ngôi sao đều có vóc dáng hoàn hảo và hóa thân xuất sắc trong những kịch bản hành động được viết cho riêng mình. Cả "Đổ máu 2" và "Commando" đều ra mắt năm 1985 và nổi bật với hình ảnh những anh hùng ngực trần, xé toang đội quân phản diện bằng 1 khẩu M-60. Tuy rằng Rambo đã chiến thắng cuộc chiến phòng vé năm đó, nhưng ai cũng biết cuộc cạnh tranh giữa 2 người hùng trận mạc sẽ còn kéo dài dai dẳng. Như khán giả mong đợi, bước nhảy vọt từ "Đổ máu" đến phần tiếp theo của nó khá mạnh mẽ, nhưng vẫn giữ được tính liên tục của nhân vật. Rambo có thể rất giỏi giết chóc và sinh tồn, nhưng Stallone thể hiện những mặt cá tính khác của nhân vật chứ không chỉ là cắm mặt chiến đấu.
Trọng tâm bộ phim tập trung rất nhiều vào hành động, tập hợp một loạt các ý tưởng từ lén lút vượt ngục cho đến đấu súng trực thăng. Rambo được trang bị nhiều "đồ chơi" mới độc đáo hơn. "Đổ máu 2” khá kì quặc nhưng nó giống như 1 trò giải trí được làm khéo léo. Các nhân vật được phác họa bằng những nét châm biếm - Trautman cao quý, điệp viện CIA Murdock nhếch nhác... đạo đức là những vệt trắng pha đen, ngay cả khi ở chính giữa cuộc xung đột.
Hình tượng Rambo trở nên vững chãi trong văn hóa đại chúng cũng chính từ phần phim này. "Rambo: Đổ máu 2" vẫn luôn được xem như một lát cắt điện ảnh đáng nhớ của thập niên 80.
5. Rambo: Đổ máu (1982)
"Rambo: Đổ máu" là dự án được khởi động một thời gian dài trước khi lên màn ảnh. Dustin Hoffman, Paul Newman và Al Pacino đều từ chối Rambo, và Sylvester Stallone là lựa chọn thứ 11, sau khi gây ấn tượng mạnh với "Rocky" (1976). Bộ phim mở đầu khi Rambo đến một thị trấn nhỏ để gặp người đồng đội duy nhất còn sống sót sau chiến tranh Việt Nam và nhận được tin anh ta đã qua đời vì ung thư. Trên đường rời khỏi thị trấn, Rambo bị cảnh sát trưởng Teasle (Brian Dennehy) đuổi ra khỏi thị trấn vì xem anh như một người vô gia cư. Rambo bị bắt khi không chịu rời đi, anh bị giam giữ và tra tấn đến sang chấn tâm lý. Cuối cùng, Rambo bỏ trốn và một cuộc săn lùng bạo lực bắt đầu.
Mặc dù "Rambo: Đổ máu" chứa nhiều cảnh hành động, nhưng nội dung là câu chuyện đắt giá về một người đàn ông bị tàn phá bởi chiến tranh và đang đấu tranh để được trở lại cuộc sống bình thường. Rambo từng là một anh hùng thời chiến, nhưng khi quay trở về nhà đã hoàn toàn bị lãng quên. Trong hầu hết các cảnh phim, Stallone gần như câm, chỉ giao tiếp bằng mắt và ngôn ngữ cơ thể cho đến khi suy sụp và phút cuối. Ít người biết rằng trong bản phim gốc Rambo thể hiện ngôn ngữ nhiều hơn bản công chiếu. Stallone ghét bản phim đầu, vì vậy ông đã đề nghị nhà sản xuất cắt phần thoại của Rambo ở mức tối thiểu và để các nhân vật khác nói chuyện. Điều này hóa ra lại là một lựa chọn đầy cảm hứng biến "Rambo: Đổ máu" trở thành một trong những tác phẩm màn bạc hay nhất trong sự nghiệp của Stallone.
"Rambo: Đổ máu" mang đến cảm giác như phiên bản kì lạ của Rambo, nhưng không có nó, những phần tiếp theo sẽ không mạnh mẽ như vậy. Nếu tước đi những pha hành động, "Rambo: Đổ máu" vẫn vững chắc như một vở kịch đầu tiên và quan trọng nhất. Bộ phim tạo nền tảng tuyệt vời để xây dựng các phần tiếp theo, nhưng giống như tất cả các thương hiệu điện ảnh khác, bản gốc luôn là phiên bản thuần túy và hấp dẫn nhất.
Trúc An (SHTT)