Đằng sau những góc quay đẫm máu, kích thích người xem lại là cả quá trình chuẩn bị đầy tâm huyết.
Phim Trung Quốc không thể thiếu những màn tàn sát. Để chuẩn bị cho những cảnh quay này, nhà sản xuất thường đặt hàng trước với Lưu Cát – một nghệ sĩ hóa trang nổi tiếng sở hữu một studio riêng với nhiều đạo cụ.
Studio của ông trông như một triển lãm kinh dị khiến nhiều người ớn lạnh khi đặt chân vào vì những mô hình giống như thật.
Nhiều cốt truyện phim kinh dị sẽ xuất hiện cảnh một kẻ sát nhân cầm theo máy cưa đuổi theo “con mồi” và kết liễu cuộc đời của người đó theo cách tàn nhẫn. Để “đánh lừa” khán giả, các ekip làm phim sử dụng nhiều bình nước sốt cà chua kết hợp với phẩm màu để làm giả làm máu.
Với phim kinh dị, đạo cụ quan trọng và cần thiết nhất chính là máu giả. Ví dụ như The Shining (1980), một bộ phim kinh dị từng sử dụng lớn một lượng máu giả để hoàn thành những cảnh quay rùng rợn.
Theo Lưu Cát, nguyên liệu chính để làm máu giả thường là phẩm màu, mật ong, nước hoặc rượu. Nước và rượu được coi như thành phần trung gian giúp làm loãng mật ong để trông chúng như máu thật. Nếu phim quay vào mùa đông, các đạo diễn thường dùng rượu để tránh huyết tương bị đông quá nhanh.
Khi phóng viên kiểm tra hộp đạo cụ huyết tương giả, có nhiều màu khác như xanh lá, xanh dương và vàng. Lý giải điều này, Lưu Cát cho biết: “Khi máu tiếp xúc với ánh sáng, sự thay đổi màu sắc sẽ diễn ra. Các nhà làm phim cũng lưu ý tới điểm này để tránh mắc lỗi không đáng có. Khi máu vừa chảy ra sẽ có sắc hồng nhưng sẽ dần dần sẫm lại theo thời gian. Để làm được điều đó, chúng tôi thường cho thêm một chút màu xanh và nâu để màu máu trông thật và tự nhiên hơn".
Ngay cả trong các phim kiếm hiệp cổ trang, nhân vật bị thương thường thổ huyết đều được ngậm sẵn một ít sốt cà chua hoặc “siro dâu tây” trong miệng. Đây là “bí kíp” làm phim kinh điển của các nhà làm phim Trung Quốc.
Trương Tiểu Phàm (Lý Dịch Phong) "phá lên cười" khi được tổ đạo cụ cho uống "siro dâu" để chuẩn bị cho cảnh quay thổ huyết vì bị thương trong "Tru tiên: Thanh Vân chí".
Anh chàng hào hứng nằm xuống để mặt đất để chờ diễn. |
Lưu Cát chia sẻ về một cảnh quay kinh dị khác: “Với những cảnh quay này, đầu tiên chúng tôi gắn một lớp da giả bằng silicon vào cổ diễn viên. Bên trong lớp da giả có giấu một túi máu giả được nhân viên gắn chặt vào đó”. Lưu Cát cho biết việc của diễn viên là diễn, phần còn lại đều có nhân viên hậu trường lo.
Ông cũng cho biết thêm, với những bộ phim kinh dị, việc quan trọng nhất là ghép những miếng silicon lên cơ thể diễn viên. Trong quá trình hậu kỳ, tổ biên tập sẽ hoàn chỉnh việc còn lại. Tuy nhiên, với những bộ phim có đề tài xác sống như Hollywood, nhà sản xuất phải sử dụng thêm hiệu ứng đồ họa máy tính để tăng tính sống động cho phần nhìn của khán giả.
Đối với những vết sẹo trên mặt, yêu cầu của nhà sản xuất với nhân viên hóa trang rất cao. Từ trán, má, cằm, mũi, mắt... lại có những tiêu chí và yêu cầu khác biệt. Những miếng silicon giả tạo vết sẹo trên mặt càng mỏng càng tốt. Nhân viên hóa trang sẽ phải thể hiện kỹ năng tay nghề của mình trên lớp silicon này.
Lưu Cát chia sẻ, những vết thương nhỏ bằng đầu ngón tay, nhân viên chỉ cần làm trong nửa giờ. Tuy nhiên, với những thương tích rộng thì người hóa trang sẽ mất cả vài tiếng đồng hồ.
Bên cạnh đó, ông và các đồng nghiệp đều hỏi trước ekip quay khi hóa trang cho những cảnh thương tích. “Mỗi lần nhận được một công việc như vậy, câu đầu tiên mà chúng tôi hỏi là vết thương được hình thành trong hoàn cảnh nào, do đạn, do lưỡi lê làm bị thương hay là bỏng. Bởi mỗi vết thương là do những công cụ khác gây ra đều rất khác nhau vì hình thức, vì vậy chúng tôi cần chuẩn bị sẵn trước những tình huống như vậy”, ông tâm sự với tờ China.
“Với những cảnh nôn, nhà sản xuất dùng tới món khoai tây nghiền hoặc súp đậu xanh”, Lưu Cát hài hước nói.
Theo Minh Phương (Dân Việt)