- Từ cổ chí kim, dễ hiểu vì sao đàn ông vẫn luôn thích được lấy vợ trẻ. Tôi nghĩ rằng, sự trẻ trung hiếm có của anh đến từ sự may mắn vì lúc nào cũng có một người đàn bà trẻ bên cạnh?
Không hẳn thế. Tôi vốn dĩ là người bị thần chết dọa nhiều lần rồi. Nếu ai đó từng phải nếm trải cái cảm giác đứng ở ngưỡng cửa giữa sự sống và cái chết mới hiểu cảm giác thế nào. Tôi đã từng như thế đấy nên bây giờ cũng chẳng sợ nữa.
Tôi luôn quan niệm tình yêu là sự tự nguyện. Chẳng ai bắt ép được con tim. Người ta có thể nghĩ ra rất nhiều hiềm khích nhưng chẳng ai tạo ra được sự hiềm khích trong trái tim. Trong cuộc đời mình, tôi cũng chỉ yêu những người yêu mình mà thôi. Sự mù quáng hay si tình, với tôi là những điều phù phiếm.
- Mùa đông có thực sự buồn như những biểu hiện bên ngoài của nó?
Cái buồn ấy đã tạo nên vẻ đẹp đầy thi vị cho mùa đông. Con người ta, đâu có phải cứ hò hét, ồn ào thì mới nhận ra những giá trị của cuộc sống. Mà phải là những lúc lắng lại chính là lúc ta thấy mình rõ nhất.
- Ngày Tết anh thường làm gì?
Cũng giống như mọi người cả thôi, tôi thường dành thời gian đi chơi, thăm thú họ hàng, lên chùa xin lộc. Nhưng nói như thế thì có lẽ ngày nào với mình cũng là Tết. Thành ra, Tết với tôi không phải là một cái gì đó quá ghê gớm.
- Nhưng với tuổi thơ, mỗi người đều luôn háo hức khi Tết đến, Xuân sang?
Phú Quang và người vợ trẻ |
Ngày xưa thì ai chẳng ao ước ngày Tết. Thời đó, chúng ta đói khổ hơn, trẻ con thường thích Tết là để được ăn uống no say, được tiền mừng tuổi, được nổ pháo. Bây giờ thì Tết đã mất đi sự thiêng liêng vốn có. Thay vì mong đợi, người ta đã xem thường và coi nhẹ nó rồi.
- Trong “Bộ tứ Hà Nội” không có anh, vậy anh tự xếp mình vào bộ nào?
Tôi không có sáng tác bầy đàn, cũng chẳng thuộc bộ tứ hay bộ tam nào cả. Ai đó xưng tụng lên những danh xưng đó hoàn toàn không hiểu gì. Và người ta cứ tự phong anh hùng cho nhau, điều đó vô tình khiến người khác hiểu sai vấn đề. Trong "bộ tứ" (như bạn nói) có nhiều người không biết nhạc. Nếu mù về âm nhạc thì không thể gọi là "nhạc sĩ" được.
- Anh là một trong số hiếm nhạc sĩ Việt Nam duy trì được việc tổ chức live show hàng năm. Điều đó là do khán giả yêu quý hay anh có nhiều mối quan hệ hỗ trợ?
Tôi để ý có người cả đời mới làm được một cái chương trình cho riêng mình. Tôi thì khác, năm nào cũng tổ chức và các liveshovv của tôi luôn tồn tại bằng việc bán vé cho khán giả mà không phải phụ thuộc vào bất kì một nhà tài trợ nào.
- Sẽ có nhiều người ngưỡng mộ và ghen tỵ với anh về điều đó đấy?
Âm nhạc của tôi, tôi biết, ở tuổi này chẳng lẽ phải đợi người ta khen hay chê thì mới biết mình hay hay dở. Một nụ cười hay một cái bĩu môi của thiên hạ cũng không thể làm mình vui hay buồn hơn được.
- Trong số những nhạc sĩ ở Việt Nam, anh yêu quý ai nhất?
Ngày xưa tôi rất quý anh Trịnh Công Sơn và ngược lại. Tôi yêu sự chân thành, dễ thương và trân trọng, tài năng của con người đó. Mặc dù, âm nhạc của anh ấy không phải là cái gì quá ghê gớm nhưng có mấy ai mà có cả đủ tâm lẫn tài như thế.
- Thường người ta vẫn nói sự tài hoa nào cũng đi liền với những bất hạnh?
Theo Linh Nhi (Đời Sống & Hôn Nhân)