Những quy luật bất thành văn của phim truyền hình dài tập Ấn Độ

10/06/2016 09:28:00

Nữ chính luôn là mẫu người chịu đựng, hy sinh và xuất hiện ít nhất 70% cảnh trong một tập phim.

Nữ chính luôn là mẫu người chịu đựng, hy sinh và xuất hiện ít nhất 70% cảnh trong một tập phim.

The Caravan - một tạp chí lâu năm bằng tiếng Anh về chính trị và văn hóa ở Ấn Độ - mới đây đăng tải bài viết làm thế nào để viết một bộ phim truyền hình dài tập (soap opera) Ấn Độ.

1. Thời gian trong phim luôn dài

Gitangshu Dey - một biên kịch truyền hình 28 tuổi bắt đầu sự nghiệp với hãng sản xuất phim Balaji từ năm 2007 - chia sẻ trong một phim truyền hình, thời gian trôi chậm hơn nhiều so với các phim điện ảnh, thậm chí hơn các cuốn sách. Một phim thường kéo dài trong khoảng vài năm, thập chí hơn một thập kỷ. "Nếu bạn hoàn thành tình tiết câu chuyện quá sớm, bạn sẽ không có gì để viết sau một năm", Gitangshu Dey nói. Theo anh, nếu một cảnh được dự đoán góp phần tăng tỷ lệ rating, biên kịch sẽ cố gắng để xây dựng nó có thời lượng dài nhất có thể.

nhung-quy-luat-bat-thanh-van-cua-phim-truyen-hinh-dai-tap-an-do
 

Ví dụ trong phim Ek Ghar Banaunga, nam chính và nữ chính kết hôn. Khi nam chính mang vợ mới về, anh ta không được phép vào nhà. Một cuộc bàn cãi, tranh luận bắt đầu nổ ra bên trong gia đình về việc có chấp nhận để cô gái (bỏ trốn gia đình theo người yêu) vào nhà hay không. Trong suốt 15 tập phim, nữ chính phải đứng chôn chân ngoài cửa.

2. Nữ chính luôn phải là mẫu người hy sinh

Trong những năm làm ở Balaji, biên kịch Gitangshu Dey cũng được dạy rằng nữ chính luôn cần được xây dựng thành một mẫu hình lý tưởng - một người con dâu hiếu thảo, một người vợ, người mẹ, người chị gái tâm lý. Nhưng thế nào là lý tưởng? Dey giải thích rằng trước hết, họ phải là một mẫu người chịu đựng, hy sinh. 

nhung-quy-luat-bat-thanh-van-cua-phim-truyen-hinh-dai-tap-an-do-1

"Điều này đúng với bất cứ nữ chính trong bất cứ phim nào, dù họ là người hướng nội hay hướng ngoại, xinh đẹp hay xấu xí", nhà biên kịch nói. Nữ chính phải từ bỏ những sở thích, mơ ước của bản thân để chăm lo gia đình. Hơn nữa, nhân vật nên là mẫu phụ nữ dễ phục tùng, ngoan ngoãn bởi đó là đức tính chiếm được tình cảm của khán giả Ấn Độ.

3. Nữ chính quá mạnh mẽ không được khán giả yêu thích

nhung-quy-luat-bat-thanh-van-cua-phim-truyen-hinh-dai-tap-an-do-2

Tháng 8/2015, sau tám năm làm trợ lý cho các biên kịch khác, Dey được thuê viết chính cho phim Tashan-e-Ishq về một cuộc tình tay ba. Anh cố gắng thoát khỏi quy luật bằng việc tạo ra mẫu nhân vật nữ trung tâm là người độc lập, nổi loạn, hướng ngoại. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu phản ứng của khán giả nhanh chóng chỉ ra khán giả không thích nữ chính mạnh mẽ như vậy. Vì thế, Gitangshu Dey phải thay đổi nhân vật một chút, để cô thành người biết quan tâm hơn và bắt đầu để cô "làm mọi thứ vì gia đình".

"Khán giả mong đợi cô ấy giải quyết những vấn đề trong nhà hơn xã hội". Nhân vật của Dey một lần nữa trở thành nhân vật lý tưởng.

4. Nữ chính hiện diện ít nhất 70% cảnh phim

nhung-quy-luat-bat-thanh-van-cua-phim-truyen-hinh-dai-tap-an-do-3

Một quy luật khác là nữ chính phải hiện diện ít nhất 70% cảnh trong một tập phim. Nếu chưa đáp ứng được điều đó, biên kịch có thể bị yêu cầu viết lại.

5. Ăn chay là người tốt, ăn thịt là người xấu

nhung-quy-luat-bat-thanh-van-cua-phim-truyen-hinh-dai-tap-an-do-4

Một buổi chiều trên tầng năm của hãng Balaji Telefilms tại Mumbai, Rajesh Joshi - biên kịch soap opera nổi tiếng nhất Ấn Độ - thảo luận với đồng nghiệp về kịch bản phim mới có tên Kawach. Bộ phim được nhà sản xuất kỳ vọng trở thành "bom tấn" trên truyền hình với đủ công thức làm nên sức hút - tình yêu, nhục cảm, ma thuật đen, những bóng ma và cả những cảnh khoe da thịt.

Câu chuyện kể về gia đình giàu có bị đe dọa bởi sự xuất hiện trở lại của kẻ thù cũ - phù thủy Manjulika. Trong hai tập đầu, phù thủy làm bạn với nam chính của phim - Rajbir Bundela - và tiếp cận gần hơn gia đình anh. Theo dự tính, Rajbir sẽ kết hôn với Paridhi - nữ chính của phim. Sự xuất hiện của Manjulika ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ của họ. Biên kịch phải quyết định những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Sau khi thảo luận về một số cảnh trọng tâm của tập phim, Joshi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra sự khác nhau giữa nhân vật Paridhi và Manjulika. Theo đó, họ sẽ tạo ra Padidhi là nhân vật ăn chay còn Manjulika là người ăn thịt. Họ sẽ xây dựng một cảnh ăn tối, trong đó Manjulika mang thịt cừu về nhà và ngồi ăn nhồm nhoàm, nước sốt dây quanh miệng còn Padidhi thì hoảng sợ khi nhìn thấy cảnh tượng này.

6. Nhân vật phản diện được xây dựng để khán giả dễ chán

nhung-quy-luat-bat-thanh-van-cua-phim-truyen-hinh-dai-tap-an-do-5

Nhân vật phản diện thường được thay thế trong phim thường xuyên, có thể bị giết hoặc bị gia đình ruồng bỏ. Nét đặc trưng thường thấy ở nhân vật phản diện là trang điểm sặc sỡ, mặc đồ kỳ cục, đối lập với nữ chính.

7. Một đám cưới để ngỏ là cách để tăng rating

nhung-quy-luat-bat-thanh-van-cua-phim-truyen-hinh-dai-tap-an-do-6
 

Phim truyền hình dài tập Ấn Độ thường lôi kéo khán giả bằng một đám cưới có thể bất thành hoặc một đám cưới bất ngờ. Nữ chính có thể mất tích vào phút cuối, hoặc một nam chính đã chết trước đó sẽ trở lại xuất hiện trong hôn lễ. Người chết trong phim truyền hình dài tập Ấn Độ thường không chết thật. Một nhân vật có thể tự tử, bị bắn vào đầu từ trong chiếc xe đóng kín vẫn có thể trở lại trong vài tập sau đó. Chết tạm thời là một trong những cách chuyển đổi tình tiết hiệu quả nhất.

8. Không làm ảnh hướng tới tín ngưỡng

nhung-quy-luat-bat-thanh-van-cua-phim-truyen-hinh-dai-tap-an-do-7

Cảnh trong phim "Cô dâu tám tuổi" gây sốt châu Á.

Bất cứ điều gì gây bất tiện cho tôn giáo đều phải loại bỏ trong các bộ phim truyền hình Ấn Độ. Đặc biệt, những phim thỏa mãn niềm tin tâm linh của khán giả sẽ nhận được tỷ lệ rating cao. Phần lớn các phim không đề cập tới giai cấp của nhân vật mà thường tạo ra một thế giới bình đẳng.

Theo Di Ca (VnExpress.net)

Nổi bật