Ngôi nhà kiến trúc cổ gần 10 tỷ của diễn viên hài Vượng Râu

17/06/2015 09:06:05

Với mong muốn gìn giữ bản sắc dân tộc và có nơi thờ tự, Vượng Râu cất nhà trên mảnh đất rộng cách xa nội thành và sử dụng lối kiến trúc cổ độc đáo.

Với mong muốn gìn giữ bản sắc dân tộc và có nơi thờ tự, Vượng Râu cất nhà trên mảnh đất rộng cách xa nội thành và sử dụng lối kiến trúc cổ độc đáo.

Cách đây hơn 10 năm, diễn viên hài Vượng Râu mua mảnh đất rộng khoảng 1.000 m2. Khu đất này nằm trên địa phận huyện Thạch Thất, cách thành phố Hà Nội 28 km. Khi mua xong, anh mới được các cụ trong làng cho biết, đất này xưa kia là đất cổ tự, thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. 

 
Dù mua đất đã lâu nhưng vào năm 2012, nghệ sĩ Vượng Râu mới tính tới chuyện xây nhà và làm phủ thờ. Anh coi đây như mối duyên nợ với ngôi chùa cổ xưa kia.
 
Đến nay, anh mới hoàn thiện khu phủ thờ, còn các hạng mục khác xung quanh khu Thiên trường Vọng Phủ vẫn đang được hoàn thiện dần. Hiện, chi phí xây nhà đã lên tới gần 10 tỷ đồng. 
 

Nghệ sĩ hài chia sẻ, những lúc rảnh rỗi không phải đi diễn hay dịp cuối tuần, anh thường đưa gia đình về đây nghỉ ngơi. 

 
"Tôi muốn cho hai cháu nhỏ nhà mình rời khỏi không gian đô thị chật hẹp để về đây sinh hoạt và biết thêm những tập tục văn hóa truyền thống Bắc bộ" - Vượng Râu nói. 
 
Vượng Râu nói thêm: "Ngày trước, tôi đi diễn và ghi hình ở nhiều nơi. Có những lúc cần bối cảnh dân gian là mình phải đi thuê và hầu hết không có sẵn. Vì vậy, tôi muốn mình chủ động hơn và cũng là cách để giữ gìn nét đẹp truyền thống". 
 
Trong ngày mồng 1 Âm lịch hoặc ngày rằm, Vượng Râu từ chối nhận show để trở về với ngôi nhà lo việc thờ cúng Tổ tiên. 
 

Theo chia sẻ của nghệ sĩ hài, ngôi nhà 5 gian được dựng nguyên mẫu theo lối kiến trúc cổ của quan nghè Nguyễn Quý Tân, do các nghệ nhân Hải Dương thực hiện. 

 
Toàn bộ công trình được làm bằng gỗ, trong đó có những loại gỗ quý như gỗ lim, gỗ cẩm lai và gỗ sến. Riêng chiếc sập phía trước gian thờ được làm bằng gỗ mít rừng có giá trị khoảng 300 triệu đồng. 
 
Trong hình là bài thơ được các nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng đục và dát bằng vàng thật. Ngoài ra, trong nhà còn nhiều đồ vật được Vượng Râu rất thích như bài thơ của thiền sư Vạn Hạnh viết trên giấy diều đỏ, bộ hoành phi - câu đối từ thời Bảo Đại... 
 

Phía sau ngôi nhà là bức phù điêu nổi với cảnh non nước hữu tình do các thợ Hà Tây đắp bằng tay. 


Theo Hoàng Anh - Hoàng Ca (Zing.vn)

Nổi bật